G. Vandevelde-Daillière[1]
DẪN NHẬP
Không ai là không biết về những phản ứng tranh luận nổi lên trong dịp Bộ Giáo Lý Đức Tin mới đây đưa ra bản tuyên bố về tính duy nhất và tính phổ quát của ơn cứu độ trong Đức Kitô và trong Giáo Hội. Dù không nói đến những hiểu lầm xảy ra đặc biệt là trong lãnh vực truyền thông – bởi cho rằng nội dung chính của vấn đề chỉ chủ yếu mang tính chất đại kết – thì cũng phải nhận rằng bản tuyên bố trực tiếp và minh nhiên chạm trán với ‘vấn đề của lúc ấy: “một đàng là với tính phổ quát của ơn cứu kitô, và đàng khác là với thực trạng đa dạng trong lãnh vực tôn giáo.”[2]
Lập trường của Giáo Hội Rôma được minh bạch khẳng định: không có vấn đề chọn lựa một trong hai phía, nhưng nhất thiết phải “giữ vững cả hai chân lý ấy, tức là việc hết mọi người có thể thực sự nhận được ơn cứu độ trong Đức Kitô, và vai trò thiết yếu của Giáo Hội đối với ơn cứu độ.”[3] Quả thế, xem ra phần đông không nghi ngờ về sự việc ơn thánh hiện diện ở trong Giáo Hội hữu hình, hoặc về sự việc người không-Kitô có thể thực sự nhận được ơn cứu độ.
Vậy thì nói cho đúng hơn, cách thức thần học giải thích điểm giáo lý chính là vấn đề được bàn tới: ít nhất phải giải thích thế nào để không gây tổn hại cho các tín điều căn bản khác của đức tin Kitô; phải lợi dụng tối đa ánh sáng do các mầu nhiệm Kitô cao cả nhất mang lại để nêu bật cho thấy mối tương hợp sâu xa giữa hai chân lý xem ra tương phản. Các bước đi từ “ơn cứu độ của người không-Kitô” cho tới “thần học các tôn giáo,” và từ “thực trạng” đa dạng tôn giáo cho tới việc chấp nhận thực trạng ấy như là “nguyên tắc” trong trật tự cứu độ, không phải dễ dàng mà có, bởi các bước đó giả thiết những chọn lựa về mặt tư tưởng cần được lưu ý.[4] Sau một vài điểm ghi chú có tính cách thủ tục về việc đón nhận văn kiện Dominus lesus (xem phần I dưới đây), bài viết sẽ đi từ ba lời khẳng định tầm cỡ trong văn kiện để nêu bật một số những điểm thần học chủ chốt (xem phần II dưới đây) và từ đó, rút ra những gì có thể dùng làm công cụ cho thần học (xem phần III dưới đây), và cuối cùng, thử mở ra một vài viễn cảnh bao quát hơn (xem phần IV dưới đây).
I. Ghi chú thủ tục
Trong những gì liên quan đến giáo huấn tín lý, quãng cách giữa giáo triều Rôma với Đức Giáo Hoàng thu nhỏ hẳn lại, tức không còn gián cách bao nhiêu nữa.[5] Đối với trường hợp này, bản tuyên bố của Bộ Giáo lý Đức Tin không đưa ra một điểm giáo lý nào mới, mà chỉ minh bạch cùng mạnh mẽ “nhắc lại” rằng: như đã được công bố trước kia, các chân lý đức tin này phải được mọi người mãi mãi nắm vững.
Quả vậy, hầu hết tất cả những trưng dẫn đều quy chiếu về các văn kiện của Công đồng chung Vaticanô II, của các giáo hoàng tiếp sau đó, cũng như về nhiều đoạn trích dẫn từ cuốn Giáo lý Hội thánh Công giáo. Phần còn lại thì trưng dẫn các giáo phụ. Đâu phải là chuyện ngẫu nhiên mà trong năm thánh 2000, Đức Thánh Cha đã muốn có một cuộc thống hối về cách thức tiếp nhận Công đồng. Chính thế, cần phải dựa theo các Hiến chế về Mạc khải, về Phụng vụ, về Mầu nhiệm Giáo hội và về Giáo hội trong thế giới ngày nay, để mà tự vấn về bốn chủ đề lớn bàn đến trong văn kiện Dominus Iesus.[6]
Để giải đáp những vấn nạn to lớn như thế đặt ra không chỉ đối với giáo lý về ơn cứu độ, mà còn đối với cung cách truyền đạt hữu hiệu giáo lý ấy cho hơn sáu tỉ người đang sống trên mặt đất này – thì không phải chỉ cần dùng đến một số những khẩu hiệu – hoặc cấp tiến hoặc bảo thủ – để trả lời là đủ. Ngoài ra, thần học các tôn giáo không còn là việc dành cho một ít người nghiên cứu về một vấn đề thuộc phạm vi chuyên biệt. Trong một giai đoạn mới, khoa thần học này sẽ tiến đến chỗ mang lại một ánh sáng mới cho hết mọi câu hỏi, và không những kêu gọi sự hỗ trợ của các bộ chuyên luận tầm cỡ lớn trong thần học, mà hơn nữa, còn yêu cầu các tác phẩm ấy phải cải tân và cả “cải cách suy tư” (re-pensement)[7] nữa. Đức Kitô đã từng tranh luận với các truyền thống tôn giáo trong nhân loại; có phải các tôn giáo hiện đang đặt vấn đề đối với mầu nhiệm Đức Kitô và đối với cung cách Giáo hội biểu đạt mầu nhiệm ấy hay không?
II. Ba khẳng quyết tầm cỡ
1. Lời Thiên Chúa mời gọi hết mọi người là Lời duy nhất
Một giữa các nghịch biện – không phải là không đáng kể – đọc thấy trong triết học Nhân quyền, là thái độ khoan dung giả tạo hiện đang thịnh hành trong các xã hội Tây phương: dù chỉ mạo xưng là được phổ biến toàn cầu, thì thái độ ấy cũng làm cho chúng ta hầu như quên đi điểm này là thiên triệu (hoặc ơn gọi) của con người, của mọi người chỉ duy nhất có một, đó là thiên triệu thần linh. Thiên Chúa chỉ đề xuất có một kế hoạch cứu độ duy nhất mà công cuộc sáng tạo là bước khởi đầu, còn Giáo Ước cũ là giai đoạn chuẩn bị, và giai đoạn hoàn thành đã diễn ra trong Đức Giêsu Kitô. Có một duy nhất tính trong lịch sử loài người, và vì thế Thiên Chúa không thực hiện những “công trình trùng” (doublons); Ngài cũng không tiền định cho các cá nhân trong loài người theo những định mệnh khác nhau.[8] Trái lại, mỗi người đều được mời gọi đi vào trong mối hiệp thông hạnh phúc với Cha và Con và Thánh Thần ngay từ lúc mới được thụ thai trong lòng mẹ mình.
Lời mời gọi được gởi đến cho hết mọi người như thế, không phải là một dữ kiện tự nhiên, nhưng là một ân huệ đến từ mầu nhiệm Nhập thể của Đức Kitô; và khả năng đáp trả lời mời gọi kia cũng chẳng phải nằm trong tâm tay của khả năng con người, nhưng là một ân huệ đến từ mầu nhiệm phục sinh, trong đó, chúng ta được ghép vào qua đời sống thiêng liêng cá nhân. Vậy, tức là không có chuyện quan niệm về một ơn cứu độ sung mãn dành cho người kitô, và những ơn một thứ cứu độ ‘bán xon’ (rabais) dành cho các người khác.[9] Tất cả những ai được cứu độ thì đều nhận được ơn cứu độ từ công trình cứu độ Đức Kitô đã thực hiện ở giữa lịch sử loài người và trong Thánh Linh. Giáo lý Công giáo khẳng định là không một ai tiên quyết bị loại ra ngoài khả năng nhận được ơn cứu độ, trừ phi chính mình tự loại mình ra và khư khư ở lại trong tình trạng ấy.
2. Bản chất đích thực của ơn cứu độ
Như thế thì hiểu được rằng việc kết chặt với Thiên Chúa đòi hỏi phải hiểu biết về các biến cố cứu độ Thiên Chúa đã thực hiện vì lợi ích của loài người, và phải chấp nhận các chân lý mà các biến cố ấy cho thấy: chân lý về Thiên Chúa, về con người, về thế giới, về sự dữ và về cuộc chiến thắng của tình yêu nhân hậu. “Được cứu độ” có nghĩa là biết Đức Giêsu Kitô cứu thế và đón nhận
Ngài. Quả thật, Giáo Hội đang triển khai giữa thế giới một “công tác phục vụ Chân lý”: đây là một trong những đỉnh cao của lòng bác ái đối với loài người, và là dấu chứng lòng kính trọng của Giáo Hội đối với phẩm giá thiêng liêng của nhân vị.[10] Bởi vì việc loan báo ơn cứu độ do Đức Kitô mang lại cùng lúc hàm chứa Chân lý và Sự sống. Vậy, không được biến nó trở thành một thứ “bác ái” hiểu theo nghĩa nông cạn của lòng nhân đạo xả kỷ, hoặc như là lòng tốt thuộc bình diện đức độ tự nhiên. Phúc âm hóa thực sự là công tác loan báo về “những gì mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới; về tất cả những gì Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Người” (x. 1Cr 2:9).
Có những người nghĩ rằng tính duy nhất và tính phổ quát trong Kitô giáo chỉ là những chân lý cổ hủ của thế giới kitô giáo lố lăng thời Trung cổ. Tuyệt nhiên, không phải thế. Đó là giáo lý đã được mạc khải trong một môi trường không-Kitô, như là Tin Mừng về mối hiệp nhất mà Thiên Chúa đã dự định và đã thực hiện trong Đức Kitô, cho toàn thể nhân loại. Trong văn kiện Dominus Iesus, các đoạn trưng dẫn trích từ tác phẩm các giáo phụ, cho thấy quả là rất xa xưa, giáo lý liên quan đến sự việc ơn thánh có mặt ở ngoài biên giới hữu hình của Giáo Hội.
3. Tính thiết yếu của Giáo Hội, ơn cứu độ của người không- kitô, thần học các tôn giáo
Vậy, thay vì – một cách ít nhiều mặc nhiên – đi theo đường chọn lựa dạng “tĩnh,” tức cho rằng ơn cứu độ hoặc là ở trong Giáo Hội, hoặc là ở trong thế giới, thì trái lại, cần phải hiểu rằng ơn cứu độ ở trong thế giới bởi vì ở trong Giáo Hội: ơn cứu độ ở trong Giáo Hội để có mặt ở trong thế giới. Năng động tính đặc thù của dạng quan niệm loại đó ăn khớp với viễn cảnh của “lịch sử cứu độ” trong đó và chỉ trong đó, các vấn đề mới có thể tìm thấy chỗ đứng của chúng bên cạnh những bộ chuyên luận tín lý cổ điển.[11]
Nhưng làm sao và tới mức độ nào, ơn cứu độ trong Giáo Hội bắt gặp những con người ở trong thế giới dù họ không đi qua lối vào của Giáo Hội hữu hình là phương tiện thông thường của ơn cứu độ? Đó là lãnh vực bao la bát ngát, nơi mà thần học các tôn giáo đề xuất những cách thức giải đáp rộng mở trước “những đường nẻo mà chỉ một mình Thiên Chúa biết.”[12]
III. Một vài công cụ
1. “Sự việc” và “nguyên tắc” (x. DI SỐ 4)
Trong lãnh vực cứu độ, tính chất cố kết giữa các sự kiện không tùy thuộc vào lối suy luận con người, nhưng là vào ý định nhân hậu của Thiên Chúa. Người không võ đoán như thuyết duy danh lầm tưởng, nhưng dạng cố kết Người dùng không nằm trong tầm độ của lý trí, ngay cả của lý trí suy luận trong đức tin và dựa theo mạc khải.[13] Thật vậy, trong các công trình Thiên Chúa thực hiện, có những “ngưỡng siêu nghiệm” làm cho mỗi bộ phận (mắc xích) “tự nó” nhập cuộc thuần túy do ân huệ, và chúng ta không thể tự mình mà đi từ bộ phận này tới bộ phận khác hầu tháo cho hết cuộn giây chuyền. Điều có thể làm là không ngừng khám phá thêm mãi, mối tương hợp giữa các mầu nhiệm, theo lối dùng phương pháp loại suy áp dụng cho sự vật trong thế giới này để hiểu chúng, và tìm cho ra ánh sáng của chúng qua viễn cảnh thiên triệu muôn đời của con người.[14]
2. Thể chế tuyệt đối khác biệt giữa Giáo Hội và các tôn giáo khác trong trật tự duy nhất của ơn cứu độ (x. Dl, số 20-22)
Chính vì thế mà không thể bàn một cách chính xác, đến công trình Thiên Chúa thực hiện trong thế giới và ở giữa dòng lịch sử loài người, như nhận thấy được ở trong Đức Giêsu Kitô, nếu trên thực tế, chúng ta đồng nhất hóa thể chế của Kitô giáo và của các tôn giáo khác, hoặc nếu chúng ta chỉ cho là có một khác biệt đơn thuần về lượng (Giáo Hội có đủ hết mọi mọi phương tiện cứu độ, còn các tôn giáo khác thì chỉ có một số tạm đủ) giữa Kitô giáo và các tôn giáo khác, chứ không phải về phẩm.
“Ở đây, không còn phải chỉ một mình con người đi tìm Thiên Chúa, nhưng chính Thiên Chúa đích thân đến nói về mình cho con người và chỉ bày cho loài người thấy con đường đưa con người đến với Người.”[15] Do đó, có thể hiểu ra sự khác biệt về bản chất giữa Giáo Hội và các tôn giáo khác, đỉnh cao của các nền văn hóa trong nhân loại: được vậy là nhờ vào thiên tính của Đức Kitô, Ngôi Lời nhập thể đến với Giáo Hội để làm Đầu của Giáo Hội.
3. Chủ thể thần linh vô biên của bản tính loài người được đón lấy trong Đức Kitô
“Đấng đang nói và đang hoạt động chính là Con Thiên Chúa nhập thể” (Dl số 6).
Khi công bố chân lý về mầu nhiệm nhập thể là đương nhiên chúng ta tuyên xưng con người ấy chính là Thiên Chúa Con.[16] Trường phái tu đức Pháp đã khai triển về khía cạnh kitô học đó, khía cạnh mà tràng hạt mân côi giúp cho chúng ta làm quen với: đích xác là thế, các mầu nhiệm cuộc đời Đức Kitô được chiêm ngắm – với một tầm nhận thức duy nhất, phổ quát và tuyệt đối, không thể vượt và dứt khoát – về những gì Đức Giêsu Kitô đã làm và đã nói, tức là về những hành động nhân tính bén rễ sâu vào trong văn hóa và lịch sử, những hành động của Thiên Chúa Con, chủ thể cuối cùng trong việc quy gán các hành động ấy.[17] Vậy, chẳng hạn, khi Đức Kitô chịu chết trên thập giả như hàng trăm người khác trong thời Philatô, thì chính là Thiên Chúa Con chết trên thập giá: quả đó là biến cố có một không hai.
Nhưng, Đức Kitô trải rộng ra đến toàn Nhiệm Thể của Ngài là Giáo Hội, đến toàn bộ những ai đã được Thần Khí ban sinh khí cho và cùng với Ngài làm nên như một Con Người duy nhất, Đầu và Thân mình.[18] Nhiệm Thể ấy mang một khía cạnh hữu hình nhận thấy được ở trong tiến trình lịch sử (bản tuyên tín và các bí tích), và một khía cạnh vô hình có thể thống dự vào một cách thiêng liêng (đức tin, đức cậy và đức mến); không được trộn lẫn hoặc tách rời các khía cạnh ấy, bởi vì chúng là hai phương diện của cùng một thực tại duy nhất, một thực tại phức thể, Giáo Hội, tựa như Ngôi Lời nhập thể là một ngôi duy nhất trong hai bản thể: thần linh (Thiên Chúa) và bản thể loài người (LG số 8). Dựa theo trương bộ (registre) song đôi ấy – lịch sử và thiêng liêng – thì sẽ hiểu ra mối liên kết cứu độ giữa người không-Kitô và Giáo Hội.[19]
4. Vai trò trung gian độc nhất của Đức Kitô làm dấy lên nhiều hình thức hợp tác khác nhau từ phía thụ tạo
Nhận thức quảng uyên về sự việc mầu nhiệm Đức Kitô trải dài cho tới Giáo Hội, đã cho phép Công đồng – dựa vào một công thức đang được dùng lại nhằm định tính về mặt thần học, chức năng thông dự của kinh nghiệm tôn giáo loài người vào trong sứ mạng làm trung gian cứu độ của Đức Kitô, để – rút ra thêm một số suy tư thần học,(x. Di số 14): “vai trò trung gian duy nhất của Đấng Cứu Độ không loại trừ, nhưng đúng hơn còn làm dấy lên nơi các thụ tạo nhiều hình thức hợp tác khác nhau phát xuất từ cùng một nguồn gốc duy nhất.”[20] Số 62 của Hiến chế Ánh sáng Muôn dân nêu ra ba dẫn dụ:
Đức Maria, đấng trung gian các ơn: không có người, thì thử hỏi có Đức Kitô không? Trái lại! Chính vì có Đức Kitô nên người làm Mẹ của Ngài. Như thế, trong cùng một nghị quyết tiền định duy nhất, mầu nhiệm Đức Kitô quả đã bao gồm cả Mẹ Ngài, và những ai thuộc về Ngài, mỗi người theo phần mình.
Tương tự, văn bản Công đồng cũng nêu ra trường hợp công trình tạo dựng. Thiên Chúa là Hữu Thể vô biên xét về mặt hằng hữu và về mặt bản thể hoàn hảo, đi liền với sự hiện hữu của Người. Thiên Chúa không cần thủ đắc gì thêm cả, vì Người là tất cả. Còn công cuộc tạo dựng vạn vật có mang lại gì thêm cho Thiên Chúa không? Tuyệt đối không; cho các tạo vật thì có: bởi các tạo vật bắt đầu hiện hữu do hồng ân của Thiên Chúa duy nhất.
Cuối cùng, văn bản còn nêu lên trường hợp thông dự của các kitô hữu và của các thừa tác viên thánh, vào trong chức tư tế duy nhất của Đức Kitô, theo dạng thức khác nhau về bản chất, nhưng lại trong một trật tự hỗ tương hài hòa.
Từ ba dẫn dụ minh họa đó, nổi bật lên ý tưởng về một tình trạng sung mãn tràn đầy đến độ có khả năng bao hàm cả việc thông dự theo những dạng thái khác nhau của những ai được thông chuyển cho, mỗi người tùy bản chất của mình và ân huệ ban cho, để nói lên khắp nơi cùng một mầu nhiệm duy nhất.[21] Chính Công đồng cũng đã áp dụng ý tưởng này cho mối quan hệ giữa Giáo Hội và các giáo hội hoặc cộng đoàn giáo hội ly khai khỏi mối hiệp thông công giáo toàn vẹn. Nhiều nhà thần học đã đề nghị áp dụng đường hướng tư tưởng ấy cho cả trường hợp các tôn giáo trong nhân loại, bằng cách lấy “hiện sinh thể siêu nhiên” (“existential surnaturel”) thay thế cho trật tự bí tích của Phép Rửa là “cơ sở chung” – không có trong trường hợp các người không-kitô.[22] Bởi vì sự kiện Nhập Thể đã nêu rõ cho thấy tình trạng bản thể con người được nâng cao lên trong phẩm vị, và như thế là hoàn toàn do ân sủng, ngay cả trước khi mầu nhiệm cứu độ qua thập giá và phục sinh – nội dung đặc thù của việc rao giảng kitô – thành toàn (x. GS số 22, 25).
Đến đây thì điều cần làm là nhận cho ra những gì trong các nền văn hóa và các tôn giáo, có thể giúp con người kết hợp một cách nhiệm mầu với công trình cứu độ đã do Đức Kitô thực hiện và hiện đang tiếp diễn trong bí tích Thánh Thể của Giáo Hội; trừ phi – có lẽ là để cho chắc hơn – cần phải tìm kiếm nơi phía con người cụ thể và nơi nhân tính cá thể và luân lý của con người, bởi vì các nên văn hóa và các tôn giáo có thể bóp méo bản thể con người – đã từng bị tổn thương do nguyên tội – và chống lại với kế hoạch của Thiên Chúa.[23]
5. Giáo lý về tự do tôn giáo và tôn giáo chính thật
Thái độ khoan dung – mà một thứ thỏa thuận ý thức hệ nào đó hiện đang dựa vào để tự hào – thực ra chỉ là một hình thức khủng bố trí thức chống lại những gì là siêu việt; đó là thái độ khác hẳn, không dính dấp liên quan gì với giáo lý của Giáo Hội về tự do tôn giáo. Đi theo học thuyết quang khải về tính chất tự trị tuyệt đối của lý trí đơn thuần, người ta cho rằng tự do có quyền giữ vững quan điểm của mình, dù quan điểm đó có sai lầm; còn Giáo Hội thì xác quyết rằng tự do tôn giáo đâm rễ sâu từ trong nghĩa vụ đi tìm chân lý và đón nhận chân lý một khi đã tìm thấy.[24] Ngộ nhận sẽ sớm tiêu tán đi nếu nhớ lại rõ phần mở đầu Tuyên Ngôn của Công đồng về tự do tôn giáo.[25] Quả thế, bổn phận đón nhận Chân lý một khi đã nhận thấy, phát sinh từ chính bản chất của lương tâm, mà lương tâm thì được tác tạo nên cho Chân lý; do vậy, không đi tìm Chân lý hoặc từ chối không chịu đem hết tâm trí và cuộc sống tùng phục Chân lý, cũng có nghĩa là phủ nhận chính bản thân mình.
Thế nên, vấn đề đặt ra trước tiên là phải làm sao giải thoát cho khỏi hết mọi thứ ràng buộc bên ngoài, cách riêng là từ các thế lực nhà nước, bởi vì chính do sức mạnh của chân lý mà chân lý đòi phải đón nhận mình; sức mạnh này tác động đến lương tâm một cách mạnh mẽ mà êm dịu. Để được Đức Kitô cứu độ, thì cần phải đón nhận Ngài với thái độ dấn thân tự do của lương tâm; tuy nhiên, do bởi bản chất siêu việt của Ngài, việc dấn thân kia của tự do tương liên chặt chẽ với một bổn phận tôn giáo từ phía con người và các đoàn nhóm, đối với Ngài và đối với tôn giáo duy nhất chân thật tồn tại trong Giáo Hội Công giáo. Xin nói cho rõ thêm nhằm tránh mọi thái độ bảo thủ quá khích, rằng quyền có tự do không tùy thuộc vào việc sử dụng quyền đó chính đáng hay không, bởi lẽ nó đâm rễ sâu vào trong bản thể tâm linh của lương tâm, và như thế, mãi mãi nó là một quyền tự nhiên và là một quyền phải được tôn trọng dù nó có đi lệch đường, có trở thành cái cớ biện minh cho những lầm lạc; nếu có những giới hạn chính đáng đối với quyền tự do – những giới hạn mà các quốc gia thấy cần phải có – thì đó là những giới hạn được coi là hữu ích cho việc bảo vệ trật tự chung và công ích trong xã hội.[26]
II. Viễn cảnh thần học
1. Con đường dài của lịch sử cứu độ
Để đà suy tư đang tiến hành tiếp diễn tốt đẹp, thì trước tiên cần phải tạo điều kiện hầu có thể bàn về sự hiện diện của ơn thánh ở ngoài giới hạn hữu hình của Giáo Hội, trong các thực tại loài người, dù có tính cách tôn giáo hay chỉ thuần túy phàm tục, và ngay cả trong các bước tiến của lịch sử.
Hẳn là thế: các mầu nhiệm Nhập thể và Cứu độ là những biến cố tầm cỡ trong lịch sử loài người. Như vừa nhắc lại, mọi con người hiện hữu cụ thể – không phải trên nguyên tắc nhưng là trong thực tế – đều có tương quan trao đổi không phải là với “Thiên Tính [trừu tượng] nhưng là – với một Đấng Thiên Chúa đã tự mạc khải mình ra và đã tự trao ban chính mình trong Đức Giêsu Kitô. Bước vào cuộc hiện hữu và nhận lấy nó suốt trong tiến trình lịch sử cá nhân cũng như cộng đoàn của mình, là con người đứng trước một câu hỏi phải trả lời: đi theo thiên triệu Thiên Chúa đã gửi đến, hoặc bỏ rơi nó: được cứu độ hoặc bị hư mất. Đó chính là “lịch sử siêu nghiệm của mạc khải, của ơn cứu độ và sự hư mất.”[27] Lịch sử “siêu nghiệm” không bao giờ được giải trình là như thế, nhưng là được sống qua các thể loại (espèces) của cuộc sống con người trong thế giới, theo tất thảy các “phạm trù” của nó: những lời nói và những hành động có thể mang những nội dung rất khác nhau, nhưng tất cả đều bao hàm sâu xa một sự lựa chọn trước mặt Thiên Chúa, hoặc ít nhất là dưới ánh mắt của Ngài, và câu trả lời có thể là chấp nhận hoặc phủ nhận đối với một hồng ân quan trọng hàng đầu, đến từ Ngài.
Như thế, đời sống của những người ngoài Giáo Hội không chỉ đơn thuần là “tự nhiên” nhưng còn “đượm đầy ân sủng” nữa. Và sẽ hiểu được rằng ở đâu những lời nói và hành động, những giáo huấn và nghi thức biểu đạt toàn vẹn cùng minh nhiên thể hiện việc Thiên Chúa tự chuyển thông chính mình – bởi vì con người ấy chính là Thiên Chúa – thì ở đó tìm thấy được mức sung mãn và đỉnh cao của toàn bộ lịch sử loài người, cũng như biến cố thành tựu Con Người mới. Trước tình trạng hiện thực hóa ấy, tất cả đều chỉ là hình ảnh tiên biểu, là bước chuẩn bị hay là điều kiện khả thể; hoặc là cuộc biểu hiện, biểu dương, cuộc hiện thực hóa của Biến Cố ấy: nó là mục đích và là đỉnh cao khôn tày và dứt khoát của toàn bộ lịch sử.[28] Hòa nhịp với bầu khí Năm Thánh 2000, lối trình bày có vẻ “duy cá nhân” ấy, cũng được bổ sung bằng thái độ đánh giá cao về mặt siêu nhiên, đối với quá trình diễn tiến của chính các biến cố. Việc nới rộng viễn cảnh như thế cho tới mức bắt gặp “định luật thảm kịch thần linh của lịch sử” (loi théodramatique) – chuyện tương đối dễ một khi tình trạng ý thức hệ mácxít chiếm giữ độc quyền trên tư tưởng lịch sử đi đến chỗ tiêu vong – làm nổi bật rạng rỡ việc Thiên Chúa Quan Phòng cụ thể dấn thân – qua biến cố Nhập Thể và biến cố Cứu Độ – vào trong toàn bộ thời gian lịch sử của Giáo Hội.[29] Một số những nét điểm xuyết ít nhiều minh nhiên trong giáo huấn và các hoạt động của Đức Gioan Phaolô II, cũng như phong thái chung của triều giáo hoàng và bối cảnh của thế giới – cách riêng giữa thế hệ mới – đã làm cho nổi bật lên thêm mối quan tâm, đà hứng thú đối sự việc các biến cố thiêng liêng gây ảnh hưởng rõ và tác động một cách cụ thể, nhìn thấy được, trên tiến trình lịch sử. [30]
2. Quan hệ hỗ tương giữa Giáo Hội và thế giới
Tính chất duy nhất của toàn bộ Kế hoạch cứu độ – như thần học thường khẳng định – đang hiển hiện giữa thế giới hôm nay, với một ý thức ngày càng rõ nét, cũng như qua những chiều kích lịch sử cụ thể, trong bình diện các mối quan hệ giữa Giáo Hội với thế giới, nhờ các phương tiện truyền thông xã hội hiện đại, khi mà cả hai phía đều được hiểu như là có chung cùng một thiên mệnh. Cộng đồng định nghĩa ơn cứu độ như là mối kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và là mối hiệp nhất giữa toàn thể nhân loại: đó là công trình chung của Đức Kitô và của Thần Khí, công trình mà Giáo Hội biểu hiện theo tư thế là bí tích (dấu chỉ) phổ quát. Công đồng cũng đề cập đến mối quan hệ hỗ tương trong các dịch vụ mà Giáo Hội và thế giới được kêu gọi để cống hiến cho nhau.[31] Và như thế, thần học Tam vị đã được viện dẫn.
Nếu trong bản thể Thiên Chúa có mối hiệp nhất chặt chẽ, thì hệt như thế, tự bản chất, cũng có một tình trạng hiệp nhất (hay thống nhất) ở trong công trình cứu độ: những ai được cứu độ – giữa các tín hữu kitô cũng như giữa các anh chị em không-kitô – thì cũng đều được cứu độ do cùng một lòng nhân từ hiền hậu của Thiên Chúa, được biểu hiện trong Đức Giêsu Kitô và được thông truyền trong Thánh Linh. Chỉ có một phương án cứu độ duy nhất.
Cũng như trong Thiên Chúa, Ba Ngôi khác biệt nhau, không đổi thay lẫn nhau trong thứ tự bản thể (ordre de nature), thì cũng cần phân biệt tựa như thế trong thứ tự cứu độ (ordre de salut): 1) một bên là Giáo Hội. Do Thiên Chúa ủy nhiệm, Giáo Hội có sứ mạng đến với mọi người, qua tác vụ rao giảng Tin Mừng và cử hành các bí tích, cũng như qua công tác phục vụ bác ái, qua việc ôm trọn lịch sử loài người vào trong lời bầu cử phổ quát của mình, và đó là nhiệm vụ đặc thù, tức là của một mình Giáo Hội; và bên kia là 2) mọi người trong thế giới, các cộng đoàn xã hội loài người với các quốc gia dân tộc. Các tập thể loài người có thể làm cho cuộc sống của mình nhân đạo hơn, có thể ngã quy rồi đứng dậy, đón nhận hoặc chống đối việc phục vụ của Giáo Hội, tạo điều kiện dễ dàng cho sứ mạng của Giáo Hội hoặc bách hại Giáo Hội, có thể đối thoại và tin theo hoặc không, có thể ấn định luật pháp và thiết lập cơ chế theo học thuyết xã hội của Giáo Hội hoặc đi ngược lại.
Cuối cùng, cũng như cần phải lưu ý đến mối Hiệp thông của Thánh Thần trong Thiên Chúa, đó là tương quan hiệp nhất của Cha và Con trong chính tình trạng khác biệt giữa hai Ngôi Vị, thì cũng thế, cần phải nhìn kỹ vào tương quan hiệp nhất giữa Giáo Hội và thế giới. Do bởi sự việc hiện diện và nêu rõ trách về mình có đối với hết mọi người, Giáo Hội và hoạt động của Giáo Hội trở thành như là một câu hỏi lớn đặt ra cho mọi người và đòi mọi người phải trả lời bằng cách xác định lập trường của mình đối với Giáo Hội.[32] Các quan hệ lịch sử khác nhau như thế, mang lại – về mặt thần học – câu trả lời mỗi người có đối với sáng kiến của Thiên Chúa, và tác họa nên bản phác của cuộc Phán xét chung các dân nước, về việc gặp gỡ (có thể là xung đột) với Giáo Hội. Quả vậy, có một trật tự tương hệ được an bài giữa Giáo Hội và thế giới, và đó chính là việc biến cố tuôn đổ Thần Khí qua mầu nhiệm Vượt Qua tỏ hiện ở giữa dòng lịch sử.
3. Hiểu biết theo khả năng tự nhiên về Thiên Chúa
Trong bối cảnh hiện nay, tầm trọng yếu quyết định của tín điều cơ bản liên quan đến tầm hiểu biết con người có theo khả năng tự nhiên về Thiên Chúa, đang hiện rõ hẳn.[33] Bước quá độ đi từ chủ hướng bất khả tri đến học thuyết vô thần thực tiễn, đã không hơn không kém, biến các vấn đề tôn giáo đơn thuần thành những quan điểm đại để tương đương, và từ đó, tức thời bị loại ra ngoài lề “di sản chung” của xã hội hiện đại. Đối lại với tình trạng đó, có thể dựa theo giáo huấn đượm tính tiên tri của Vaticanô I để thấy ngay rằng tuyệt đối tính của mạc khải kitô đi ngược hẳn lại với chủ hướng tương đối của văn hóa Tây phương hiện đại, theo hai mặt.
Trước tiên là trong bình diện “tự nhiên”: do bởi sự việc là con người – ngay tự cách hoạt động của trí óc con người và ngay khi ý thức về thân phận mình ở trong thế giới và giữa các anh chị em đồng loại – không thể nào con người lẩn tránh được câu hỏi do ‘cái tuyệt đối đặt ra: câu hỏi đặt ra cho con người theo diện lý thuyết, tức xét theo tính cố kết của lý tính, và theo diện thực tiễn, tức xét theo việc dấn thân của chính đời mình.[34] Còn trong bình diện “văn hóa” thì: tầm ảnh hưởng lịch sử của Kitô giáo trong thế giới – đuợc hân hoan hồi niệm theo an bài của Chúa, trong Năm Thánh 2000 – nêu bật câu hỏi liên quan đến sự thật về Thiên Chúa và về Giáo Hội Ngài, đồng thời cho thấy rằng câu trả chính là sự chọn lựa tận căn (option radicale) làm căn cứ cho việc phán xét con người. Trên nền tảng song đôi ấy, đức tin có thể được đón nhận như là món quà nhưng không của ơn thánh, còn lập trường vô tín từng thì bị lên án như là thái độ cự tuyệt chai đá, bởi lập trường được mạo xưng là trung lập kia chỉ là tình trạng tha hóa trùng khớp với thái độ cự tuyệt.[35]
KẾT LUẬN
Bản tuyên bố Dominus Iesus đích thực là một công trình giáo lý và thần học tầm cỡ: văn kiện giúp cho các đóng góp về sau được dễ dàng bởi đã chắn ngang các ngõ cụt, đồng thời động viên nỗ lực suy tư bằng cách cắm sẵn cọc tiêu cho các lối ngả, tức là các hướng tìm tài, và cổ vũ việc nghiên cứu bằng cách cung ứng những công cụ làm việc. Nguồn phong phú khôn lường của Đức Kitô thì không gì vượt quá được về mặt tư biện, và không thể bỏ qua được về mặt thực tiễn; điều đó đặc biệt đúng đối với các vấn đề như là: vai trò thiết yếu của Giáo Hội, ơn cứu độ của những người không-kitô, thần học các tôn giáo. Trong tất cả các lãnh vực như thế, việc thần học đối chiếu trung thực đường hướng của mình với các khuyến cáo giáo lý Huấn quyền đưa ra bao giờ cũng sẽ giúp cho ít là có cơ hội ý thức về thực trạng cụ thế này: bên cạnh các quan điểm của mình còn có các quan điểm khác nữa, và từ đó biết lượng định lại những đóng góp của mình vào nỗ lực nghiên cứu chung cũng như vào đời sống Giáo Hội.
Nếu vấn đề thường đặt ra về ơn cứu độ của người không-kitô, đã theo đà cuộc đối thoại Giáo Hội mở ra với thế giới từ sau công đồng, để trượt dần sang lãnh vực thần học các tôn giáo, thì xem ra cả môi trường gặp gỡ giữa các phía đối tác cũng đang trên đường chuyển di. Đứng ở trước thềm cuộc đối thoại về đức tin và các tín ngưỡng mà nhận định, thì phải nói rằng: từ nay, vấn đề đặt ra và đặt ra cách thiết bách, sẽ là làm sao đưa con người trở về lại với nhân tính của mình, bởi đó chính là nền móng cho mọi nỗ lực chấn hưng phục hồi, là điều kiện tối cần cho tinh thần trong mọi cố gắng thăng hoa mới. Lúc đó, giáo huấn xã hội của Giáo Hội sẽ mang một tầm trọng yếu thực sự quyết định.
Nguyễn Thế Minh trình dịch
[1] Bài viết bằng tiếng Pháp, tựa đề “Nécessite de l’Église, salut des non-chre – tiens, théologie des religions: options et enjeux” đăng trong tạp chí Nouv. Revue Théol 123 (2001) 204-217 (bình luận tổng quát về Bản Tuyên Bố Dominus Iesus).
[2] Bộ Giáo Lý Đức tin, Bản Tuyên Bố Dominus Iesus về tính duy nhất và tính phổ quát của ơn cứu độ trong Đức Kitô và trong Giáo Hội (6 tháng 8, 2000), số 9. Vấn đề Đại kết chỉ chiếm 2 số (16-17) trong 23 số của văn kiện, đó là chưa kể đến những phản ứng tán thành từ phía Tin lành, và đặc biệt là sự việc cần phải rõ ràng khẳng định lại tính duy nhất của ơn cứu độ trong Đức Giêsu Kitô, giữa một thế giới tục hóa cũng như trước trào lưu tương đổi tôn giáo, con đẻ của đà tục hóa.
[3] Dominus lesus, số 20.
[4] “Quả thế, cần phải tin mạnh mẽ… Vậy là trái với đức tin của Giáo Hội…”; những công thức và những cách biểu đạt tương tự, được nhắc tới 19 lần trong 18 số của bản Dominus Iesus, đó là không kể tới phán dẫn nhập (1-4) và phần kết luận (23).
[5] Xin xem ghi chú đặc biệt ở đẳng cuối văn kiện Dominus lesus: “với hiểu biết chắc chắn và thẩm quyền tông truyền.
[6] Xin xem Gioan Phaolô II, Tông thư Tertio Millenia Adveniente (10 tháng 11 năm 1994), số 36.
[7] Xin xem chẳng hạn Blanpain, J.-L., “La foi chrétienne a la rencontre de l’Is- lam, trong NRT 122 (2000) 597-610. Xin cũng xem Dupuis J., Le dialogue interreligieux à l’heure du pluralisme,” trong NRT 120 (1998)544-563, và De Béthune P.-Fr., “Le Dialogue interreligieux au foyer de la vie spirituelle,” trong NRT 121(1999)557-572.
[8] Xin xem Gaudium et Spes, số 22,5, và tác phẩm quyết định của Michelin E., Vatican II et le “surnaturel”. Enquête préliminaire 1959-1962, Venasque, Éd. du Carmel, 1993, cách riêng tt. 307t. Xem ra các vấn đề lớn Đức Gioan Phaolô II đưa ra trong các Thông Điệp và các Tuyên ngôn hậu hội nghị đều được bàn đến trong ánh sáng của các trưng dẫn lấy từ GS 22 và GS 24.
[9] Xin xem Dominus Iesus, số 13, trích dẫn GS số 10, 2.
[10] Xin xem Gioan Phaolô II, Fides er Ratio (14 tháng 9, 1998), số 49t.; Veri- tatis Splendor (6 thánh 8, 1993), số 64, 83, 84t; Troisfontaines Cl., “Foi et Raison. Une vision personnaliste de la révélation,” trong NRT 122 (2000) 369-385, nhất là các tt. 369-376; Dominis Iesus số 22.
[11] Mysterium Salutis là một bộ sách hậu công đồng, nổi tiếng quốc tế, và quan trọng do nội dung tín lý của nó, bàn về lịch sử cứu độ; éd. fr., Paris, Cerf, từ năm 1969.
[12] GS số 22. Xem Dominus Iesus (=DI), số 21.
[13] Xin xem Dominus lesus, số 4: “de facto/de iure”; Bi]u-DuvaL D., “La pensée d’Erich Przywara, trong NRT 121 (1999) 240-253; 246: “Cuối cùng, khoa siêu hình học thần học mà Przywara cố công xây dựng, xuất hiện như một dạng tư tưởng bao gồm và tạo dạng cho tất cả, từ những vấn đề thuần túy triết học cho tới cách thần học biểu trình mẫu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Tuy nhiên, lối trình bày chủ trương “tu chỉnh lại tất cả” lại mang một cách nghịch lý, dấu tích của thái độ hoàn toàn kính phục đối với bản chất siêu nghiệm của Thiên Chúa; lòng kính phục ấy biểu hiện cụ thể qua thái độ vâng phục giáo huấn của Huấn quyền Giáo Hội, thái độ mà Przywara gọi là thần nghiệm tư duy (“mystique noetique”).”
[14] Xin xem Vaticanô I, De Filius, ch. IV. Cũng nên nhắc lại Lafont G., Peut-on connaître Dieu en Jésus Christ? Problématique (Paris, Cerf, 1969), cách riêng các tt. 199-202; và Bourassa Fr., “Sur le traité de la Trinité,” trong Gregoria- num 47 (1966) 254-277.
[15] Gioan Phaolô II, Tertio Millenio Adveniente, số 5), n. 6; xem Dominus Iesus số 20.
[16] Xin xem Dominus lesus, số 6: “Vì thế, dù phải chịu giới hạn theo tư cách là những thực tại loài người, thì các lời nói, các công việc và toàn bộ cuộc sống lịch sử của Đức Giêsu cũng có Ngôi Thiên Chúa của Ngôi Lời nhập thể làm chủ thế, Ngài là Thiên Chúa thật và là con người thật ; do vậy, chúng mang trong minh tính cách trọn vẹn và dứt khoát của mạc khải về các đường lối cứu độ của Thiên Chúa, cho dù chiều kích sầu thảm của mẫu nhiệm Thiên Chúa tự nó vẫn là siêu việt và vô tận. Chân lý về Thiên Chúa không bị hủy hoại hoặc giảm thiểu đi khi được diễn đạt qua một thứ ngôn ngữ loài người.” Thử so sánh với Dupuis J., “Le dialogue interrcligicux… (trưng dẫn trước dây), tt. 5565.
[17] Xin xem Giáo lý Hội Thánh Công giáo, các số 512t.
[18] Xin nhắc lại tựa để gây ấn tượng của tác phẩm sau đây: Mühlen H., Una Mystica Persona. La Chiesa come il mistero dello Spirito Santo in Cristo e nei cristiani: una persona in molte persone, Roma, Città Nuova Editrice, 1968, bản dịch của G. Corti.
[19] Xin xem Rahner K., “L’appartenance à l’Église d’après la doctrine de l’ency clique Mystici Corporis Christi, trong Écrits Théologiques, vol. 2, Paris, DDB, 1960, tt. 7-112, và Somme Théologique III,8.3.
[20] Lumen Gentium: 62, trưng dân trong Dl, số 14.
[21] Ba yếu tố vừa nói cũng gợi ý cho bài viết nhận ra ba viễn cảnh sẽ bàn đến dưới đây.
[22] Xin xem Công đồng Vaticanô II, Unitatis Redintegratio, số 3; phần bình luận trong Mühlen H., Una Mystica Person… (trưng dẫn trước đây), số 12, tt. 601t.; Rahner K., “Esistenziale sopranaturale,” trong Sacramentum Mundi, vol. 3, Brescia, Morcelliana, cột 591-592; Corso Fondamentale sulla Fede, Roma, Ed. Paoline, 1978; Darlap A., “Religioni (Teologia delle),” trong Sacramentum Mundi, vol. 7, Brescia, Morcelliana, cột 4-6.
[23] Xin xem Vandevelde G.. “Liberté et création dans l’enseignement de Jean Paul II, trong NRT 119 (1997) 405-421, và “Relations islamo-chrétiennes Europe. Éléments de réflexion,” trong NRT 118 (1996) 727-739. Xin so sánh với Thils G., Présence et salut de Dieu chez les “non-chrétiens.” Une vérité à intégrer en tout exposé de la foi” de l’an 2000, Cahiers de la RTL 18, Lou- vain-laNeuve, 1987.
[24] Xin xem Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số 210t, và Thils G, “Le fondement naturel et universel de la liberté religieuse,” trong RTL 20 (1989) 59-66.
[25] Dignitatis Humanae số 1.
[26] Xin xem Giáo Lý Hội Thành Công giáo, số 2106 (trưng dân Dignitatis Humanae, số 2.
[27] Xin xem Rahner K., “De la relation de la nature et de la grâce,” trong Ecrits Theologiques, vol. 3, Paris, DDB, 1963; cũng như Rahner K. và Metz ]. B., L’homme à l’écoute du Verbe, Paris, Mame, 1968, doi chiếu với Jean- Paul II, Veritatis Splendor, số 65-68.
[28] Xin xem Gaudam et Spes, số 10; Darlap A., Théologic fondamentale de l’histoire du salut,” trong Mysterium Salutis, vol. 1, Paris, Cerf, 1969.
[29] Xin xem Imperatori M., “Heidegger dans la ‘Dramatique divine’ de Hans Urs von Balthasar, trong NRT 122 (2000) 191-210, cách riêng các tr 200: “Balthasar giải thích về hồi quang lâm chung cục trong một cách thức quả thực độc đảo. Hồi quang lâm không phải là một biến cố riêng lẻ. Quả thế, sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo cũng bản đến vấn đề trong một cách thức tương tự (675-677), và mới đây J. Moltmann cũng đã đề xuất một dạng cánh chung học theo một lỗi suy tư lấy ý niệm vẽ hồi quang lâm theo cách vừa nói làm điểm khởi phát.
[30] Chẳng hạn “hiện tượng các ngày giới trẻ” (“phénomene JMJ”) và cách giải thích tiếp theo sau sứ điệp cho ngày thế giới hòa bình (01 tháng 01, 2001), các sự việc: mừng kính các vị tử đạo của thế kỷ 20, phong chân phước cho các trẻ thấy hiện ra ở Fatima, và công bố bí mật thứ ba, coi các biến cố năm 1989 như là kết quả của Năm Thánh Mẫu 1987-1988 (Tertin Millenia Adveniente, số 27), Thư gửi các gia đình (2 tháng 2, 1994) và các nguyên thủ quốc gia (19 tháng 3, 1994), các cuộc gặp gỡ ở Assisi, vụ ám sát ngày 13 tháng 5, 1981, và sự việc những lời mở đầu triều giáo hoàng: “Đừng sợ! Hãy mở rộng cửa cho Đảng Cứu Thế” đã trở thành một khẩu hiệu quen thuộc.
[31] Xin xem Lumen Gentium so 1; Gaudium et Spes so 11 và 44,3; Vandevelde G., Expression de la cohérence du mystère de Dieu et du salut, Roma, PUG, 1993.tt. 122-145.
[32] Xin cũng xem Dagens Cl., “Proposer la foi dans la société actuelle. Un projet pour l’Église au seuil du XXIe siècle,” trong NRT 121 (1999) 372-385; “Le drame de l’humanisme athée se joue aujourd’hui en forme pratique dans le domaine complexe des comportements et des lois” (381-382).
[33] Xin xem Công đồng Vaticanô I, Dei Filius, chương II.
[34] Xin xem Britto E., “Le Mystère fondateur selon Bernard Welte,” trong NRT 121(1999)417-435. Thit so sánh voi Dasseleer P, “L’expérience du beau et la connaissance naturelle de Dieu,” trong NRT 120 (1998)419-439. Somme Théologique 1, 2, 1-3.
[35] “Chẳng phải tình trạng mơ hồ (ambiguite) của Cái Hư không (Rien) hằng đi liền gần chặt (nói rõ hơn Welte) với sự việc con người nổi dậy chóng lại tính minh bạch đẩy đòi hỏi của Hữu Thể: Chẳng phải ít là một phần nào, đó là do sự việc tự do có khả năng đóng kín mình lại khi thấy (Hữu Thể) Sung Mãn thánh thiêng (Pleitude sacrée) tiến lại gần:” (Britto E., “Le Mystère fondateur… [trưng dẫn trên kia, ở ghi chú số 34, tr. 435.