Xavier Thévenot, S.D.B.
Bài viết đăng trong tạp chí ETUDES, Paris, février 1985 (362/2) 231-244. Tác giả là giáo số thần học luân lý tại Institut Catholique de Paris, và là chuyên gia về các vấn đề luân lý giới tính.
Không cần phải là người chuyên môn theo sát các vấn đề trong Giáo hội công giáo thì cũng nhận thấy được là hiện nay đang có khá nhiều cách biệt, nhất là trong lãnh vực luân lý, giữa những gì Đức Giáo Hoàng và các giám mục – tức là Huấn quyền – xác định như là lập trường chính thức, và những gì giáo dân hay linh mục thâm tín và sống thực sự trong cách cư xử hằng ngày. Và nếu có nơi nào, những cách biệt kia hiện rõ mồn một hơn cả, thì đó chính là ở trong lãnh vực giới tính và tình cảm. Giữa bối cảnh ấy, bức thông điệp Humanae vitae của Đức Phaolô VI, công bố năm 1968, đã được coi như là biến cố đánh dấu điểm khởi đầu của phong trào đối kháng trong Giáo hội: nhiều tín hữu Công giáo, kể cả những nhà thần học, đã đặt vấn đề đối với một số điểm trong giáo thuyết Huấn quyền đưa ra. Theo một số cuộc điều tra thì đặc biệt kể từ khi ban bố bức thông điệp nói trên bàn về vấn đề điều hòa sinh sản, nhiều tín hữu công giáo đã bắt đầu công khai nói lên thái độ bất đồng ý kiến của mình đối với những lời lẽ của Đức Giáo Hoàng, và bước vào một cuộc đối kháng về mặt thực tế, đối với giáo huấn chính thức. Tuy nhiên, chuyện có vẻ ngược đời là nếu trong những lần bày tỏ lập trường đối với các vấn đề thuộc lãnh vực luân lý giới tính, Huấn quyền đã gặp phải nhiều phản ứng nghi hoặc đòi đặt lại vấn đề,[1] thì ngược lại, qua những vụ can thiệp thuộc phạm vi đạo đức xã hội, huấn quyền thường được đánh giá cao. Các thông điệp của Đức Gioan XXIII và Đức Phaolô VI, đề cập đến các vấn đề do tình trạng kém mở mang gây ra, cũng như những can thiệp don dập của Đức Gioan Phaolo II đưa ra nhằm cổ xúy cho các nhân-quyền, đã gây được ảnh hưởng rộng lớn trong giới Kitô hữu cũng như giữa cả những tầng lớp ngoài Giáo hội nữa. Có những văn kiện khác – chẳng hạn như các văn kiện của các hội đồng giám mục Hoa kỳ, Đức hay là Pháp, nói rõ lập trường đối với việc dùng vũ khí hạt nhân để tự vệ – đã một độ khơi dậy trong dư luận thế giới những phản ứng tiếp nhận rất khác nhau tùy theo quan điểm chính trị của mỗi người. Tóm lại, các văn kiện Huấn quyền đưa ra, đã được các thành phần “bề dưới” đón nhận với những thái độ rất khác nhau. Cần phải nghĩ gì về tình trạng có nhiều khác biệt như thế? Đó có phải là dấu chỉ cho thấy rằng người Kitô một khi đã đạt đến một mức văn hóa cao hơn và đã quen với lối sống dân chủ, thì cảm thấy mình được phép dùng khả năng phân định phê bình lành mạnh của mình mà đóng góp với sứ mạng của Huấn quyền trong lãnh vực luân lý đạo đức? Hoặc giả, ngược lại, đó chỉ là triệu chứng của một tình trạng mất hẳn tinh thần giáo hội, hay hơn nữa – như có người vẫn chủ trương – đó là hậu quả của sự kiện các tầng lớp công giáo đã chịu quá nhiều ảnh hưởng của tư tưởng tin lành đến độ từ từ đi đến chỗ hành động theo “tự do xác tín”? Để thoát cho khỏi vòng lẩn quẩn hẹp hòi lộ rõ qua hai câu hỏi đặt ra trên đây, cũng như để tránh gây ra tranh luận như thường thấy mỗi khi bàn tới vai trò của giáo hoàng và các giám mục, thì ở đây, tôi chỉ xin dựa theo một quan điểm thực tiễn mà khảo sát về chỗ đứng của nguyên tắc lấy Huấn quyền làm điểm quy chiếu, trong việc phân định luân lý. Cuộc khảo sát này tiến hành theo hai giai đoạn: trước tiên, cần phải lưu ý đến cách kiểu mơ hồ trong lối dùng từ, và tiếp đến, cần phải tìm hiểu cho rõ về tầm quan yếu của chức năng huấn quyền.
Từ Ngữ “Giáo Huấn”: Một Lối Dùng Chữ Thiếu Chính Xác
Nếu để ý theo dõi các sách báo thần học, thì sẽ nhận ra ngã rằng có nhiều tác giả thần học hiện đại đang cố tránh dùng từ ngữ “Giáo huấn” trong các văn bản của họ. Nếu có dùng từ ngữ này, thì họ thường ghép kèm với nó một bổ ngữ khác, như là: giáo huấn của giáo hoàng, giáo huấn của nhà thần học. Bởi vì, theo dòng lịch sử qua các thời đại cách dùng từ ngữ ấy đã chuyển biến một cách nguy hiểm, đi từ chỗ nhấn mạnh nhiều đến chính chân lý, coi đó là uy thế để dựa vào mà nhận chân chân lý đức tin, như thường thấy trong các thế kỷ đầu, để dần dần dừng lại ở chỗ đặt hết tầm quan trọng vào nơi uy quyền của những người truyền dạy chân lý và “minh định” nó. Dĩ nhiên, Tân Ước và Truyền thông ban sơ trong Giáo hội đã dành riêng cho các chủ chăn một vị trí hết sức đặc biệt trong lãnh vực học hỏi tìm hiểu để có thể thực sự trung thành với Lời Chúa. Tuy nhiên, đó không phải là một vị trí độc chiếm. Hình như phải kể từ thời “Phản cải cách” thì nguyên tắc quy chiếu vào Lời của Hàng giáo phẩm mới trở thành thiết yếu để đưa các tín hữu đến chỗ thừa nhận một giáo thuyết. Và từ đó phát xuất ra lề lối phân biệt giữa Giáo hội chủ huấn (Eglise enseignante) và Giáo hội thụ huấn (Eglise enseignée)[2] ; rồi vì thế mà dần dần những lời chân lý có thể phun trào lên do tác động của Thánh Linh, từ miệng của những tín hữu không thừa hành một tác vụ nào có chức thánh trong Giáo hội, không còn được chú ý tới nữa. Cuối cùng rồi, từ ngữ “Giáo huấn” chỉ được dùng để chỉ các giám mục” và đặc biệt là để chỉ vị giám mục Roma giữa các giám mục” theo ý nghĩa như thế này: “các giám mục kiêm nhiệm quyền điều hành toàn bộ lãnh vực liên quan đến lòng trung tín của Giáo hội đối với Lời Chúa. Tựa như bằng một thứ độc quyền, và chủ trương quan niệm theo cách thức ấy, Giáo huấn (ra Huấn quyền) quyền tập trung vào trong quyền hạn của mình hết thảy mọi trách nhiệm của mọi thứ “giáo huấn”.[3]
Lúc đó, giáo huấn của nhà thần học chỉ được thi hành qua việc ủy quyền của Huấn quyền, cũng như chỉ được thi hành chủ yếu là để ủng hộ những gì giáo hoàng và các giám mục khẳng định. Vì thế, trong thực tế, việc các giáo dân và linh mục tiếp nhận các văn kiện chính thức, không còn được coi như là một trong những tiêu chuẩn để dựa vào đó mà nhận thức được rằng các văn kiện ấy thực sự là những lời giải thích và truyền đạt Lời Chúa một cách chính thức. Từ đó, một cơ nguy xảy đến cho các giới chức của Huấn quyền, đó là cơ nguy đặt định những giáo thuyết mà không mảy may để ý tới ý kiến và cách xử sự trong cuộc sống thực tế của các Kitô hữu. Cơ nguy ấy càng trở thành trầm trọng hơn trong lãnh vực luân lý. Và luân lý là gì, nếu không phải như thánh Tôma Aquinô đã miêu tả một cách tài tình, là “hiểu biết thực tiễn về các cách xử sự của con người”? Dù sao thì khi đọc bài viết này, xin các độc giả hiểu cho rằng từ ngữ “Huấn quyền” dùng để chỉ giáo hoàng và các giám mục theo chức năng giáo huấn của các ngài” và cũng được dùng tới trong bài này vì nó đã trở thành cổ điển, xét cho cùng thì cũng chỉ là một cách diễn đạt chưa được thỏa đáng cho lắm, bởi lẽ nó có thể đưa tới chỗ quan niệm sai lệch về Giáo hội. Mà cảm thức cho đúng đắn về Giáo hội thì hết sức chủ chưt đối với nổ lực tiến hành việc phân định luận lý, là chủ đề của bài viết này. Chúng tôi sẽ có dịp nhắc lại điểm này khi đề cập đến tầm trọng yếu của vai trò huấn quyền trong lãnh vực luân lý đạo đức.
Tầm Quan Yếu Của Chức Năng Huấn Quyền Trong Lãnh Vực Luân Lý
Để có thể hiểu rõ vai trò cần thiết của chức năng huấn quyền trong lãnh vực luân lý đạo đức, thì cần phải trở lại với xác tín thần học chủ chốt này là: theo quan điểm Kitô thì tự gốc rễ, luân lý mang một chiều kích giáo hội. Kinh Thánh và dòng Truyền thông lớn nhất trong Giáo hội, không bao giờ trình bày những cố gắng trong đời sống luân lý như là những hành động của một cá nhân riêng rẽ chỉ dùng duy có sức lực của ý chí bản thân mình để đơn độc tìm cách giải phóng cho chính mình. Ngược lại, những cố gắng ấy được hiểu như là hoa trái nẩy sinh từ tự do của Thánh Linh; chính Ngài là Đấng dẫn dắt các cá nhân, là những phần tử trong cọng đoàn giáo hội, đi đến chỗ nhận chân một cách trọn vẹn địa vị của mình là làm dưỡng tử của Thiên Chúa. Vì là ân huệ của Thánh Linh, cho nên hành động luân lý theo ý nghĩa Kitô “giáo hội hóa” nhân trần, tức là thông chuyển tính chất giáo hội cho thế gian. Nói cách khác, tiêu đích nền luân lý Kitô nhắm tới trước tiên, không phải là đạt cho được các nhân đức, nhưng là làm vinh danh Thiên Chúa qua nổ lực xây dựng Giáo hội, Thân Mình Đức Kitô. Vì vậy, mọi hành động luân lý đích thực theo ý nghĩa Kitô đều phải minh chứng cho phẩm chất đạo lý của mình qua niềm hiệp thông trong Giáo hội. Chính ở trong đó, Huấn quyền giữ một chỗ đứng chủ yếu. Gồm những thành phần trong Giáo hội có trách vụ lo gìn giữ cho Dân Kitô được luôn hiệp nhất chung quanh Đấng Phục sinh, Huấn quyền là một trong những giới cấp thẩm quyền có đủ uy thế để người đã chịu phép rửa tội có thể dựa vào đó mà kiểm chứng về giáo hội tính của đường lối đạo lý mình, tức là kiểm chứng xem đường lối đạo lý ấy có liên đồng với diện mạo của Mạc khải tỏ hiện rõ ở trong Kinh Thánh và Truyền thông hay không. [4]
Tuy nhiên, không cần phải nới tầm cỡ của Huấn quyền rộng ra ngoài giới mức mà chính Huấn quyền đã tự đặt cho mình, nếu không thì sẽ trệch vào trong những lệch lạc trầm trọng khiến cho các anh em Tin lành phải khó chịu. Chẳng hạn, đây là một trường hợp lệch lạc: coi Huấn quyền như là một loại Siêu-Giáo hội ở trong Giáo hội. Và đó là điều Công đồng Vaticanô II đã cố tránh, khi xác định rõ các quyền hành và những giới hạn của mình. Hiến chế Dei Verbum nói rằng do nhiên “trách nhiệm giải thích Lời Chúa một cách chính thức, Lời viết cũng như Lời tương truyền, đã được ủy thác cho chỉ một mình Huấn quyền sống động trong Giáo hội mà thôi”; tuy nhiên “Huấn quyền này không thắng thế trên Lời Chúa; nó phục vụ Lời Chúa bằng cách chuyên lo giảng dạy chỉ những gì đã được truyền thụ mà thôi, vì thừa lệnh Chúa và nhờ Thánh Linh trợ giúp, Huấn quyền thành kính lắng nghe Lời Chúa”.[5] Câu cuối cùng này làm cho nổi bật hẳn lên điểm sau đây: hoạt động của Huấn quyền chỉ thực sự có ý nghĩa khi biết mở rộng ra để đón nhận Thánh Linh hầu phục vụ Ngôi Lời là Đấng làm cho hoạt động kia tồn tại (1Cr 1,17).[6] Lời mời gọi đầu tiên mà xác tín thần học trên đây gửi đến cho Huấn quyền là: hãy “tiến bước theo Thánh Linh” (Ga 5,16), tức là hãy lo dùng những phương thức chắc chắn nhất của khoa chú giải phê bình mà cật vấn Kinh Thánh, là quy phạm của đức tin, cũng như hãy biết dựa theo những đóng góp theo chủ đề của khoa số học hiện đại mà đọc lại Truyền thông. Xác tín kia cũng muốn nói rằng Huấn quyền không có quyền giáng những quyết định bất thần như “từ trên trời rớt xuống”. Huấn quyền phải biết lắng nghe Lời Chúa bằng cách chú tâm để ý đến các dấu chỉ của Thánh Linh, vì Ngài hằng không ngừng hoạt động ở giữa toàn Dân Kitô; có như thế thì mới nhận ra được “cảm thức đức tin” của Dân Chúa, vì công đồng Vaticanô II nói rằng: “bởi đã được Thánh Linh xức dầu, cho nên xét theo toàn bộ, đoàn nguy các tín hữu không thể nào sai lầm trong đức tin được; và họ biểu lộ đặc tính ấy qua cảm thức siêu nhiên về đức tin của toàn thể Dân Chúa, khi ‘từ các giám mục cho tới người giáo dân rốt nhất’ đều đồng ý về những điểm liên quan đến đức tin và phong hóa” (GH 12). Qua việc chỉnh đốn lại tình trạng chuyển biến nguy hiểm về mặt thần học nói tới trên đây, công đồng Vaticanô II cho thấy là Huấn quyền cần phải chú ý rất nhiều đến cách thức toàn bộ các kitô hữu đón nhận một giáo thuyết.[7]
Cũng không thể hoàn toàn phủ nhận là không có những trường hợp các vị chủ chăn buộc phải chống lại những gì được đại đa số tán đồng, ít nhất là tạm thời; đó là phận vụ của “người tuần canh” sẽ được bàn tới sau, trong bài viết này. Tuy nhiên, theo quy tắc chung, phải nhận rằng nếu không được toàn bộ hay một số lớn các Giáo hội đón nhận, thì các quy phạm do Huấn quyền đưa ra, rất có thể là không hoàn toàn phù hợp với diện mạo của Mạc khải, hay ít ra, cần phải được trình bày cho tinh vi hơn sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về mặt thần học. Nếu chắc chắn là “Truyền thông, Kinh thánh và Huấn quyền trong Giáo hội… liên kết và phối hợp với nhau đến nỗi không thực thể nào trong ba, có thể đứng vững một mình được” (MK 10), thì rõ ràng là khi được thi hành một cách chính thức, tự bản chất, phận vụ.
Huấn quyền có liên hệ mật thiết với kinh nghiệm đời sống luân lý trong các Giáo hội. Điều đó muốn nói là chỉ ở trong một bầu khí đối thoại đầy tin tưởng giữa hàng giáo phẩm và các thành phần khác của Dân Chúa, thì Huấn quyền mới có thể thi hành trách vụ phân định về mặt luân lý đạo đức một cách có hiệu lực được. Thử phác họa sơ ra đây những điều kiện cần thiết cho một đối thoại như thế.
Điều Kiện Cần Có Cho Cuộc Đối Thoại Giữa Huấn Quyền Và Các Tín Hữu Kitô
Về phía Giáo phẩm: hàng giáo phẩm phải vượt lên trên những nét khác biệt không thể tránh khỏi được về mặt văn hóa, để cố nhận chân cho rõ những đường hướng căn bản của nổ lực tìm kiếm trong lãnh vực luân lý nơi các Giáo hội địa phương. Làm như thế mới tránh khỏi được huynh hướng đánh giá quá cao một trường phái thần học nào đó, để rồi không còn lưu ý tới các trường phái khác cho đầy đủ. Trong ba thập niên vừa qua, đã thấy có những tiến bộ rõ ràng trong cố gắng vừa nói. Thái độ tự do phát biểu càng ngày càng hiện rõ và lớn mạnh dần ở trong các Giáo hội địa phương. Vì thế, sức sáng tạo thần học trong các Giáo hội ngoài châu Âu đã bắt đầu gây được ảnh hưởng theo một chiều hướng tốt đẹp.
Các trào lưu thần học giải phóng phát xuất từ bên châu Mỹ Latinh, minh chứng đầy đủ cho điều này. Tuy nhiên, cuộc tranh luận xảy ra giữa những người ủng hộ thần học giải phóng một bên, và bên kia là các giới chức thuộc Bộ giáo lý đức tin,[8] cũng cho thấy rằng đối với Huấn quyền, không phải là chuyện dễ để có thể cởi bỏ những điều kiện ràng buộc của lịch sử và văn hóa, mà chú ý lắng nghe một lối diễn đạt thần học phát sinh từ một kinh nghiệm xã hội và kitô tận gốc rễ khác hẳn với kinh nghiệm của Giáo hội bên Tây Phương. Cái khác biệt bao giờ cũng làm cho người khác lúng túng.[9]
Điều đó đúng đối với cái khác biệt văn hóa, nhưng cũng còn đúng đối với cả cái khác biệt do những phát minh khoa học đem tới nữa: đặc biệt là những phát minh có sức mở ra nhiều môi trường hoạt động rộng lớn và hoàn toàn mới mẻ đối với lịch sử loài người. Chẳng hạn, có thể nhớ lại những xáo trộn xảy ra tiếp theo sau các phát minh về sinh vật học đưa đến chỗ tách biệt ba chức năng khác nhau của giới tính: chức năng liên hệ (fonction relationnelle), chức năng hứng dục (fonction érotique) và chức năng sinh sản (fonction procréatrice); hoặc là các vấn đề trầm trọng chưa từng thấy đã bùng lên với các tiến bộ y khoa và kỹ thuật chẩn đoán trong ngành di truyền học, với các cuộc nghiên cứu về kỹ thuật phân rã hạt nhân (phân hạch, fission nucléaire), cũng như với đà phát triển của khoa tin học và của những kỹ thuật mới trong ngành truyền thông… Tắt một lời, đó là cả những lãnh vực rộng lớn của kinh nghiệm con người thời đại chúng ta: không còn có thể cứ một mực trực tiếp dựa theo kho tàng khôn ngoan của truyền thông loài người hay giáo hội mà soi sáng chúng được nữa. Thế mới hiểu tại sao cái khác biệt mà kinh nghiệm lâu dài trong quá khứ của con người chưa bao giờ gặp thấy và nhân loại đang sống qua, chỉ biết gióng lên những lời cật vấn gửi đến cho Huấn quyền, chứ không biết làm sao hơn được. Lắm lúc, Huấn quyền không còn có thể đành lòng lặp đi lặp lại những câu giải đáp quy phạm cổ xưa của quá khứ được nữa, vì chúng không còn đủ sức để soi sáng cho những lối xử sự hiện nay. Không thể nào hấp tấp đưa ra những quy tắc hành động rõ ràng được, Huấn quyền cảm thấy cần phải giữ bình tỉnh mà nhận định cho kỹ lưỡng về kinh nghiệm có trách nhiệm của các kitô hữu cũng như của tất cả “những ai thành tâm thiện chí”. Thiết tưởng chỉ có thái độ “biết lắng nghe” kinh nghiệm như thế thì mới có thể đưa đến chỗ phác họa ra được những quy phạm cụ thể và thích đáng, không mang mùi vị khó chịu của một thứ sản phẩm giả tạo xuất xứ từ trời cao của những nguyên tắc trừu tượng và muôn thuở bất di dịch.
Sau cùng, khi nhận thấy rằng một văn kiện nào đó của mình đã rõ ràng là không được đại đa số kitô hữu “đón nhận”, thì Huấn quyền sẽ phải yêu cầu các tín hữu ấy, đặc biệt là các thần học gia ở giữa họ, lấy tinh thần hiệp thông với Giáo hội mà trình bày các lý lẽ làm cho họ không đồng ý như thế: một cách tự do, không chút lo sợ đối với bất cứ một hình thức chế tài nào. Nếu giữa các giới chức Huấn quyền và tín hữu công giáo quan niệm khác với các giới chức nói trên, xảy ra tình trạng “chống đối” ra mặt, thì đó cũng chỉ là một bằng chứng cho toàn dân kitô cũng như cho các người không kitô thấy rõ về niềm tự do của những ai biết thực thi Phúc âm và tình bác ái agápe hằng “mừng vui khi gặp thấy sự thật” (1Cr 13, 6).
Còn về phía dân Kitô: nên lưu ý là muốn có được một cuộc đối thoại chân chính với Huấn quyền, thì cần phải cởi bỏ thái độ nghi kỵ tiên thiên, tức là quan niệm cho rằng “những người nắm giữ trọng trách trong Giáo hội đều sống quá xa cách với quần chúng để còn có thể có một tiếng nói bổ ích trong lãnh vực luân lý”. Ngoài ra, để giữ lòng trung thành đối với ý niệm của Kinh Thánh, các giáo dân cần phải xác tín trở lại hoặc là phải xác tín cho mạnh mẽ hơn nữa đối với chân lý này là Thánh Linh hằng hỗ trợ một cách đặc biệt những người kế vị các tông đồ trong số mệnh làm “người công bố đức tin và làm tiến sồ chính thức” (GH 25) đã được ủy thác cho. Trong đời sống luân lý, có một cám dỗ thường xuyên rình chực, đó là khép kín mình lại, hay để nói như triết gia E. Lévinas, là sống buông thả theo đà hung bạo của những chọn lựa độc đoán, mong cho khỏi bị mầu nhiệm của Tha Vị quấy rầy.
Trong khi đó, Huấn quyền có thể đưa lại cho người kitô một cơ may hiếm có: cơ mã để cho người khác bứng mình ra khỏi cái thế an vị của mình. Thật vậy, vì phải lắng lo cho cả Giáo hội toàn vũ, nên Huấn quyền có một thế đứng thuận lợi để phát hiện ở giữa các quan điểm luân lý nơi một vài Giáo hội và một số nền văn hóa, những ý thức hệ đặt nền móng trên chủ trương phủ nhận những gì là phổ cập, tức là gạt bỏ Tha Vị đi. Thế nên, việc kêu gọi và nhắc nhở của Huấn quyền phải được các kitô hữu quan niệm như là lời mời gọi thực thi nhân đức chủ chư t của Kinh Thánh, tức là lòng hiếu khách. Mỗi văn bản của Huấn quyền cũng cần phải được quan niệm tương tự như một người khách mình tiếp đón vào nhà. Người khách làm xáo trộn những thói quen, vạch trần những nhỏ nhen hẹp hòi, buộc chúng ta phải tổ chức lại cho cởi mở hơn khoảng không gian thuộc quyền sở hữu của chúng ta, và cuối cùng, dồn thúc chúng ta đi đến với đối thoại. Chính vì thế, đối với người kitô, đón nhận lời của Huấn quyền không mảy mã có nghĩa là trút bỏ trách nhiệm của mình đi, cũng như không có nghĩa là tuần phục một cách thụ động, nhưng là bắt đầu di động trở lại để cố tiến tới trong niềm trung tín đối với Lời Chúa. Tuy nhiên, việc lên đường như thế đòi hỏi cần phải hiểu rõ về các quyền hạn của Huấn quyền trong lãnh vực luân lý.
Các Thẩm Quyền Của Huấn Quyền
Trước hết, nên nhớ lại rằng không bao giờ được coi lời của Huấn quyền như là một thực tại làm bình phong cho lương tâm có thể ẩn núp đằng sau hầu tránh cho khỏi phải có những quyết định dứt khoát trong các vụ đụng độ không thể tránh được về giá trị, xảy đến cho cuộc sống và hành động của con người. Vả, một giáo thuyết luân lý thường xuyên dạy rằng: xét cho cùng, lúc nào con người cũng vẫn có bổn phận phải nghe theo tiếng lương tâm của mình;[10] và có thể xảy ra là vì lý do bảo toàn những giá trị xem ra căn bản hơn hoặc là vì quyết định của Huấn quyền xem ra không đúng, nên lương tâm truyền bảo phải hành động ngược với một quyết định cấm chỉ do Huấn quyền đưa ra. Nếu mình tưởng Huấn quyền đã quyết định không đúng, thì có thể gọi đó là trường hợp “lương tâm kháng bác” (objection de conscience). Chúng tôi sẽ bàn đến trường hợp tế nhị này trong các đoạn sau của bài viết. Dù sao thì thẩm quyền của Huấn quyền cũng không bao giờ nhằm vào chiều kích cá biệt của luân lý,[11] tức là không nhằm vào quyết định mà, tuyệt đối một mình trước mặt Chúa, người Kitô có bổn phận phải làm. Điều mà thẩm quyền của Huấn quyền nhằm tới là dựa theo phận vụ ngôn số mà nhắc nhở lại những yếu tố nền tảng của đời sống luân lý và những nguyên tắc phổ quát hướng dẫn đời sống ấy, cũng như dựa theo công vụ khôn ngoan mà hoạch định những quy phạm hành động cụ thể hầu giúp soi sáng cho sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. Xin được giải thích như sau:
Công tác đầu tiên của Huấn quyền trong lãnh vực luân lý là không ngừng nhắc nhở cho các Giáo hội và các dân nước biết rằng lẽ sống đích thực và lý do hành động chính đáng của con người phải được tìm thấy ở trong Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô. Vì thế, lúc thuận lúc nghịch, Huấn quyền có bổn phận phải làm “người tuần canh” (Ed 3,16-21), làm ngôn số để công bố cho mọi người biết về sự cần thiết của tình yêu thương và lòng kính trọng đối với tha nhân, để vạch trần mọi hình thức con người bóc lột con người, và mọi hình thức đàn áp người nghèo, cũng như để lặp lại mà không bao giờ biết chán, cho con người ý thức rằng khôn vàng thước ngọc của quan hệ hỗ tương do Phúc âm đề ra là con đường mà luân lý phải đi qua.[12]
Thực ra, người kitô không bao giờ đặt vấn đề đối với chức năng ấy của Huấn quyền; trái lại họ còn cầu mong cho có nó nữa. Tuy nhiên, nếu chỉ với chừng ấy thôi mà Đức Giáo hoàng và các giám mục đã cảm thấy là đầy đủ, thì chắc chắn các vị sẽ gặp phải cơ nguy tự đóng khung vào trong tình trạng điều khiển theo không tưởng; lúc đó sẽ không thiếu người coi các vị như là những “người sống trong mộng”, và họ có lý để nghĩ thế. Ngoài ra, lời dạy rõ ràng và phổ quát về lòng yêu thương đối với tha nhân lại có thể dễ dàng bị lèo lái một cách tai ác cho đến độ Phúc âm sẽ không còn có thể thực sự thách thức được ai nữa. Vì thế, Huấn quyền còn được ủy thác cho một chức năng khác nữa, rõ ràng hơn nhiều, và có tính cách khôn ngoan.
Đó là chức năng hoạch định, hay ít ra là chính thức hóa các quy luật hành động cụ thể để dẫn lối cho sinh hoạt của các kitô hữu và của “những người thành tâm thiện chí” trong các lãnh vực riêng biệt của cuộc sống (quốc phòng, cách đối xử với người sắp chết, những lối sống mới,…). Chức năng khôn ngoan của Huấn quyền sẽ đạt tới chỗ tìm ra những quy phạm rõ ràng; chẳng hạn: bạn có bổn phận phải làm tất cả những gì trong khả năng của mình để tránh phá thai. Đây chính là lúc cần phải nhận chân cho kỹ quyền hạn của Huấn quyền. Như đã lưu ý trên kia, quyền hạn này có là do sự việc Huấn quyền biết trung tín với Lời Chúa đọc thấy trong Kinh Thánh và trong Truyền thông, cùng biết lắng nghe niềm cảm thức đức tin của Dân Chúa. Và từ đó, người ta thấy rõ là khi có một mối hòa nhịp thường kỳ giữa Tân Ước, Truyền thông và thái độ đón nhận của các Giáo hội địa phương, về các quy phạm ấy, thì Huấn quyền có thể dễ dàng biết chắc được rằng một số các quy phạm mình ban bố, thực sự đi đúng với những đòi hỏi của Lời Chúa; chẳng hạn: bạn có bổn phận phải lo giữ lòng trung tín trong đời sống hôn nhân. Ngược lại, có những quy phạm khác do Huấn quyền đề ra, nhưng lại không dựa lên trên một nền móng trực tiếp nào của Kinh Thánh cả, và rất khó mà có thể bảo vệ được với những chứng cố rút từ Truyền thông, cũng như không được các Giáo hội địa phương nhất trí đón nhận; chẳng hạn: bạn không được dùng đến các cách thức ngừa thai nhân tạo. Tôi nghĩ rằng lúc đó Huấn quyền cũng phải chấp nhận là những lý lẽ mình trống dẫn chưa đạt tới được mức xác quyết cần thiết và chưa xóa tan cho hết được mọi nghi vấn.
Tuy nhiên cần phải hiểu cho đúng. Tôi không nói rằng Huấn quyền chỉ có quyền bàn tới các vấn đề đã được đề cập đến một cách minh nhiên ở trong cái mà Truyền thông gọi là “kho tàng mạc khải”. Chủ trương như thế thì chẳng khác chi coi Huấn quyền như là chỉ có phận vụ nhai lại các bài học của quá khứ mà thôi, và do đó, đi đến chỗ phủ nhận luôn sự việc Giáo hội có sứ mạng đem Tin Mừng đến cho mọi hoàn cảnh trong cuộc sống con người, cho dù những hoàn cảnh ấy có mới mẻ đến bao nhiêu đi nữa. Hơn thế nữa, chủ trương như thế còn có nghĩa là từ chối không nhận rằng Thánh Linh hằng không ngừng hoạt động để “kitô hóa” toàn bộ thế giới. Vì thế, tôi nghĩ rằng đã được ủy thác cho sứ mạng “vén mở cho con người thấy rõ ý nghĩa cuộc sống của mình” (MV 41), thì Huấn quyền cũng thực sự có thẩm quyền về mặt thần học, để đề cập đến các vấn đề luân lý Truyền thông không nói tới. Có thể dựa theo hai lời khẳng định sau đây để tìm hiểu về nền tảng của quyền hạn ấy. Một đàng, “mầu nhiệm về con người chỉ được làm sáng tỏ thực sự ở trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể” (MV 22). do đó, Giáo hội có thể cống hiến một phần đóng góp quan trọng để giúp cho con người hiểu biết đúng đắn về chính mình cũng như về hoạt động mình phải tiến hành trong thế giới. Đằng khác, sự việc người kitô đón nhận Nước Thiên Chúa luôn luôn được biểu đạt qua trung gian của hành động luân lý, vì “ai quả quyết nói rằng mình yêu mến Thiên Chúa mà lại không biết yêu thương anh em mình, thì là kẻ lầm lạc”. Thế nên, Giáo hội có nhiệm vụ phải nhận định để xem lối xử thế nào trong xã hội là lề lối phù hợp với tình yêu thương theo Phúc âm. Để làm thế thì không thể nào Giáo hội chỉ một mực viện dẫn Kinh Thánh mà thôi được, nhưng còn cần phải nhờ đến các phát minh của triết học cũng như của các khoa học nhân văn, vì chúng có khả năng giúp cho thấu hiểu được ý nghĩa sâu xa của những lối xử thế trong xã hội loài người.
Nhưng nếu thế, thì Huấn quyền phải nhận rằng khi bàn đến những vấn đề cụ thể (vấn đề ngừa thai, vấn đề tự quản [autogestion], vấn đề quốc phòng, v.v…) và cần phải nhờ đến triết học cùng các khoa học nhân văn, quyền hạn của mình không nhất thiết phải luôn luôn vượt trổi hơn các giới chức khác không kitô cũng đang cố gắng để tìm ra những phương thức tốt nhất mà giúp cho con người được nên người hơn. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc tương đối hóa một cách đúng đắn các lời dạy của Huấn quyền. Vì đôi lúc cũng bị chi phối một phần nào bởi các ý thức hệ[13] giống như các giới chức khác nói trên đây, nên Huấn quyền cũng cần phải biết nhìn nhận sự kiện bị chi phối như thế mà lo đích thân tương đối hóa lấy chính những lời dạy của mình. Thực ra, Huấn quyền vẫn thường làm như vậy. Trong lúc phân định, đừng lầm tưởng là tất cả những gì chứa đựng trong các văn kiện của Huấn quyền, đều phải được đánh giá ngang nhau. Vì thế, thiết tưởng cũng nên nêu ra đây một ít tiêu chuẩn rõ ràng để giúp cho việc trống dẫn Huấn quyền làm điểm quy chiếu trong lãnh vực luân lý được chính xác tốt đẹp.
Tiêu Chuẩn Hướng Dẫn Cách Xử Dụng Các Giáo Huấn Của Huấn Quyền
Như chính công đồng Vaticanô II đã yêu cầu, phản ứng đầu tiên của người kitô đối với một giáo huấn của Huấn quyền, phải là một cố gắng để cân nhắc “tầm quan yếu về mặt thần học” của giáo huấn ấy: tầm quan yếu này được lượng định và đánh giá tùy theo tính chất của các văn kiện cũng như tùy theo mức độ và nhịp độ nhấn mạnh Đức Giáo hoàng và các giám mục dùng mà trình bày cùng một giáo huấn ấy (GH 25). Liên quan đến điểm này, xin nhắc lại đây những định mức cổ điển mà thần học dùng để phân biệt các hình thức khác nhau trong giáo huấn của Huấn quyền: thành ngữ Huấn quyền đặc biệt được dùng để xác định mức độ giáo lý của những tín điều Đức Giáo hoàng dùng quyền tối cao của mình (ex cathedra) mà minh định, hoặc là được minh định bởi một công đồng chung cùng hiệp thông với Đức Giáo hoàng; còn thành ngữ Huấn quyền thông thường và phổ quát thì để chỉ mức độ giáo lý của những điều đã được các giám mục trong khắp thế giới, liên kết với Đức Giáo hoàng, cùng đồng ý cho giảng dạy.
Trong các văn kiện thuộc lãnh vực cai quản mục vụ phổ quát, do chính Ngài trực tiếp ban bố hay là được ban bố qua trung gian các văn phòng trong giáo triều, thành ngữ Huấn quyền thông thường được dùng để chỉ chính Đức Giáo hoàng. Theo truyền thông, các văn kiện này mang nhiều hình thức khác nhau và có nhiều mức độ liên can khác nhau đối với uy quyền của Đức Giáo hoàng. Các Tông hiến và các Thông điệp là những hình thức diễn đạt long trọng nhất của loại Huấn quyền này. Ngược lại, một số văn kiện chính thức khác do các cơ quan trong giáo triều (các Bộ, hay là Văn phòng thư ký) đưa ra, thì không trực tiếp liên can tới uy quyền cá nhân của Đức Giáo hoàng. Các tiêu chuẩn hay định mức thần học cổ truyền này không được ứng dụng một cách rõ ràng trong thời đại chúng ta. Tốt hơn là phải tìm xem đâu là những văn kiện đã được trống dẫn hơn cả trong các tài liệu ban bố về sau của Tòa Thánh, và ngược lại, đâu là những văn kiện không còn được nhắc tới nữa.
Thành ngữ huấn quyền thông thường cũng được dùng để chỉ các giám mục theo tư thế là những người có quyền bính mục vụ trên toàn thể các tín hữu thuộc giáo phận của mình. Ngày nay, thông thường mà nói thì các giám mục hành số trách vụ ấy một cách liên đới với nhau, trong khuôn khổ các hội đồng giám mục và theo nhiều thể thức khác nhau (các hội nghị khoáng đại, các ủy ban). Việc lưu ý đến các hình thức khác nhau như thế trong cách trình bày giáo huấn của Huấn quyền, sẽ giúp cho người kitô phân định chính xác trong lúc số dụng quyền tự do của mình. Quả thế, không phải Giáo hội chỉ dùng có một mức độ uy thế duy nhất để đảm bảo cho lời mình nói qua những lần phát biểu khác nhau. Dù xác tín rằng khi dùng Huấn quyền đặc biệt hay Huấn quyền thông thường và phổ quát mà phát biểu là mình trung thực truyền đạt Lời chân thật của Thiên Chúa, Giáo hội cũng vẫn nhận rằng khi chỉ dùng Huấn quyền thông thường mà phát biểu, thì không phải lúc nào mình cũng hoàn toàn đi đúng con đường của Phúc âm. Nói cách khác, mới nhìn qua thì lối hệ thông hóa theo các tiêu chuẩn phân dịnh như thế xem ra cầu kỳ phức tạp, chẳng khác chi kiểu phân giải các nố lương tâm rẽ tiền; nhưng thực ra, nếu hiểu cho đúng, thì đó chính là cả thái độ khiêm hạ của Giáo hội biết nhận rằng mình cũng có thể sai lầm, hay ít ra mình cũng không thoát ra khỏi được vòng tương đối của lịch sử và văn hóa. Và như thế, sự kiện có thể có cách biệt, như Giáo hội hằng nhìn nhận, giữa lời của Giáo hội và Lời Chúa, mở ra cả một chân trời thênh thang cho tự do chân chính của người Kitô. Vì cảm thấy rằng mình đang được thôi thúc một cách hết sức mạnh mẽ do các văn kiện có tầm trọng yếu lớn về mặt thần học, thì đôi lúc người Kitô cũng vẫn có thể thâm tín rằng mình có bổn phận phải quyết định khác với những gì Đức Giáo hoàng hay các giám mục đòi hỏi qua một văn kiện nào đó của Huấn quyền thông thường. Chẳng hạn, đó chính là thái độ của một số khá đông các kitô hữu đối với văn kiện Gagner la paix của các giám mục Pháp, công bố tháng 11 năm 1983.
Tuy nhiên, dùng đến một văn bản của Huấn quyền cho thích đáng không có nghĩa là chỉ lo xác định cho đúng tầm quan yếu của nó về mặt thần học mà thôi đâu; nhưng còn phải biết phân biệt ở trong nó, những gì thuộc chiều kích phổ quát của luân lý (gọi là “các nguyên tắc chung”)[14] với những gì thuộc chiều kích riêng biệt (tức là “các ứng dụng cụ thể”). Rõ ràng là Huấn quyền dùng trọn uy thế của mình để đảm bảo kinh nghiệm mình có về Lời Chúa khi qua một văn kiện, Huấn quyền ban bố những quy tắc rõ ràng, mong nhờ đó mà diễn đạt được nổ lực thăm dò những gì là phổ quát hằng tiềm ẩn ở nơi mọi cố gắng tìm kiếm trong lãnh vực luân lý. Ví dụ: trong văn kiện của các giám mục Pháp bàn về vấn đề can gián việc dùng vũ khí hạt nhân, nếu muốn trung thành với Phúc âm, thì không ai lại không đồng ý với các quy tắc khẳng định là cần phải có hòa bình, công bằng xã hội, thái độ tôn trọng sự sống của những người vô tội, v.v… Trái lại, Huấn quyền ý thức rằng khi phải ứng dụng các nguyên tắc kia vào trong cuộc sống cụ thể, thì mình bị lệ thuộc rất nhiều vào cách thức mình phân tích các dữ kiện chính trị, xã hội và những gì khác. Vì thế, khi đưa ra những huấn lệnh cụ thể, Huấn quyền chỉ muốn coi đó như là những lời kêu gọi mang vết tích của một thời đại, của một nền văn hóa: những lời kêu gọi mà các kitô hữu có bổn phận phải lấy hết lòng nghiêm chỉnh mà lắng nghe, nhưng cũng có thể xảy ra là họ không đồng ý với chúng. Đây là một vấn đề rất tế nhị.
Những Vụ Xung Đột Lương Tâm
Thực sự, một vài đòi hỏi luân lý do Huấn quyền đưa ra, đã gặp phải phản ứng không thuận lợi nơi một số Kitô hữu: họ thấy khó chịu đến độ đã phải âm thầm – và cả công khai nữa – đi đến chỗ chống đối các quyết định của Đức Giáo hoàng và của các giám mục. Nếu các cuộc điều tra thông kê phản ánh đúng sự thực, thì đó chính là trường hợp của phần lớn những người Kitô đang dùng đến các phương pháp ngừa thai. Phải nghĩ làm sao về thái độ chống đối như thế? Nó phản ánh một tình trạng thiếu tinh thần gắn bó với giáo hội, hay ngược lại, nó chỉ nói lên một kiểu ý thức về quyền tự do theo tinh thần Phúc âm? Tất nhiên, không thể nào trả lời thay cho từng cá nhân được: quyền phán xét nằm ở trong tã một mình Thiên Chúa (1Cr 4, 4). Tuy nhiên, vẫn có thể xác định một số tiêu chuẩn để dựa theo đó mà xét xem thái độ giữ quãng cách như thế đối với giáo huấn của Huấn quyền, có phải là một thái độ trung thành đối với Thiên Chúa, hay ngược lại, chỉ là một thái độ bất trung.
Trước tiên, khi tìm hiểu một văn bản của Huấn quyền bàn về luân lý đạo đức, thì cần phân biệt rõ hai điều: sự tán đồng đối với các điểm kết luận và sự tán đồng đối với những luận chứng trống dẫn ở trong đó. Trường hợp năng gặp thấy là người ta có thể thâm tín về tính chất thích đáng của các điểm kết luận, nhưng lại không đồng ý với các luận chứng được dùng tới. Nhiều văn kiện giám mục đề cập đến vấn đề phá thai, đã gặp phải trường hợp tương tự như thế. Điểm kết luận: “Thái độ tôn trọng đối với sự sống của một con người đang ở trong giai đoạn thai nghén, phải được kể vào giữa những giá trị đầu tiên nhất của cuộc sống con người” chiếm được lòng ngưỡng mộ của tất cả; nhưng lối lập luận thì đôi lúc xem ra không được vững cho lắm vì không chặt chẽ đủ về mặt triết học hay khoa học. Chuyện đó không có gì mà phải bỡ ngỡ cả. Trong lãnh vực luân lý nhằm tới việc điều chỉnh hành động con người, vì buộc phải đương đầu với những gì là mờ đục vây quanh hành động ấy, nên không thiếu chi lúc lương tâm con người phải dùng vưn liếng nhận thức tổng quát mình có về cuộc sống, mà nắn đúc nên một xác tín cho hành động của mình “một xác tín kể là chính xác” trước khi có thể dùng những luận chứng tri thức mà thẩm xét lại cho thoả đáng hơn.
Nhưng, cũng có khi thái độ bất đồng không chỉ dừng lại ở nơi cách thức lập luận mà thôi, nhưng còn bao trùm cả các điểm kết luận luân lý nữa. Đó là lúc người Kitô không hiểu tại sao lại phải làm theo một huấn lệnh mà lương tâm mình không chuẩn nhận. Đây cũng là lúc cần phải sống mạnh tinh thần giáo hội. Có một yếu tố nào phải dùng tới để điều hòa việc hành số quyền tự do, thì đó chính là đức ái (1Cr 13). Đức ái kêu mời người Kitô cân nhắc về những hậu quả gần xa có thể xảy ra do các quyết định của mình. Đặc biệt là trường hợp của những ai nghĩ rằng mình cần phải đối kháng với giới chức thẩm quyền: họ có bổn phận phải để ý đến các hậu quả mà thái độ của mình sẽ gây ra, và có thể nên gương xấu lớn cho những người “yếu đuối” trong đức tin. Và vì thế, có thể xảy ra như thánh Phaolô đã từng nhắc tới (1Cr 8,12-13), là một khi đã nhận thức được rằng thái độ bất tuân của mình sẽ kéo theo cơ nguy làm cho một số anh chị em phải “sa ngã”, thì cuối cùng rồi người Kitô sẽ đi đến chỗ quyết định tự trong đáy lòng và theo lương tâm của mình, là sẽ không tỏ lộ thái độ bất đồng ý kiến của mình ra một cách công khai. Tuy nhiên, càng ngày càng thấy khó mà áp dụng cho được quy luật luân lý nói trên đây. Vì hai lý do. Một đàng là vì thế giới chúng ta đang sống, mang quá nặng tính chất đa dạng: thử hỏi làm sao có thể hành động cho thực tế mà vẫn không đụng chạm đến một ai cả được? Đằng khác là vì rất khó mà nhận diện ra được ai là “người yếu đuối trong đức tin”! Phải nhận là “người yếu đuối” thường bị lẫn lộn với người khăng khăng bảo thủ truyền thông, và hậu quả của việc lẫn lộn như thế là an phận đi theo chủ nghĩa bất động trong các lãnh vực luân lý và mục vụ. Trong khi đó, nơi các xã hội hậu-kitô hiện nay, “người yếu đuối” chính là người tin một cách lệch lạc, hay là người đang mò mẫm tìm Chúa và rất nhạy công phẫn trước tất cả những gì có vẻ là quá cổ xưa lỗi thời trong lần Giáo hội lên tiếng khẳng định lập trường liên quan đến các vấn đề luân lý. Thế mới rõ là quyết tâm không gây ra gương xấu, một trong các thành tố cần cho việc phận định luân lý, cũng cần phải được vận dụng một cách hết sức tế nhị.
Tinh thần giáo hội trong người Kitô có khuynh hướng bất tuân đối với Huấn quyền, cũng sẽ thôi thúc để người này lo mà thận trọng cho đủ trước khi nói lên rằng nố lương tâm kháng bác mình chủ trương là chính đáng về mặt luân lý. Cách riêng, người ấy phải nghiệm xét lại để xem mình có sống trong bầu khí cầu nguyện thực sự không, bởi vì cầu nguyện là tiếng kêu van của Thánh Linh ở trong con người, và chỉ một mình Thánh Linh mới “ứng đáp toàn vẹn được những ý định của Thiên Chúa”(Rm 8, 27). Cũng thế, sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng tầm quan trọng về mặt thần học của các văn kiện có quan điểm khác với lập trường của mình, đương sự cần phải tìm cách để đối thoại với giới chức thẩm quyền trong Giáo hội và với cọng đoàn, ngỏ hầu nhận thức cho rõ hơn về những gì bên phía mình, còn kháng cự lại mối hiệp thông theo tinh thần Phúc âm. Đương sự cũng phải cẩn thận tìm hiểu về mặt trí thức để xem mình có đi theo một ý thức hệ nào không. Sau cùng, đương sự phải lo giữ thái độ khiêm hạ: điều này có thể đưa đương sự đến chỗ hoặc là biết nhìn nhận mình đã lầm lẫn, hoặc là biết tránh xa thái độ đắc thắng kiêu căng khi thấy với thời gian, lập trường của mình được công nhận là đúng.
Và cuối cùng, xin nhắc lại đây những lời cảnh giác thánh Phaolô đã gióng lên khi nói về niềm tự do đích thực của người Kitô. Chúng ta đã được kêu gọi để hưởng tự do, “nhưng đừng lạm dụng tự do mà sống theo xác thịt” (Ga 5). Vì thế, niềm tự do đích thực chỉ có một: đó là tự do của Thánh Linh (Ga 5,16). Mà hễ “ở đâu có Thánh Linh của Thiên Chúa, thì ở đấy có Giáo hội”,[15] và thánh Augustinô còn quả quyết rằng: “mỗi người nhận được Thánh Linh theo mức độ tình yêu mình có đối với Giáo hội”.[16]
Nguyễn Thế Minh chuyển dịch
[1] E. Sullerot nghĩ rằng việc đặt lại vấn đề đối với Huấn quyền như thế là một trong những nguyên nhân làm phát sinh phong trào đối kháng hiện nay đối với thể chế hôn nhân: xem E. Sullerot, Pour le meilleur et sans le pire, Fayard, 1984, ttrr. 86-88)
[2] xem J.-M. Tillard trong Collectif, Introduction à la pratique de la Théologie, quyển I, Cerf, 1982, tt. 177-178; và cả Y. Congar, trong Concilium 117/1976)
[3] J.-M. Tillard, ibid.
[4] Tân Ước cho thấy rất rõ về công tác phục vụ hiệp nhất như thế: không phải chỉ trong phạm vi giáo lý thôi đâu, mà còn cả trong lãnh vực thực tiễn nữa.
[5] Mặc Khải 10; tôi đặt những chữ nghiêng.
[6] Theo ý nghĩa này, hoạt động của Huấn quyền đóng vai trò thánh mẫu, nghĩa là tương tự như vai trò của Đức Maria.
[7] Trong thần học, ý niệm “đón nhận” có nghĩa là hướng chiều theo tác động của Thánh Linh mà chấp nhận các chân lý mạc khải. Việc đón nhận như thế còn kéo theo một nổ lực cá nhân để biến các chân lý ấy trở thành xác tín riêng, cũng như để biến cải chính con người của kẻ đón nhận nữa. Xem G. Denzler, trong Concilium, 187/1983, tr. 31.
[8] Xem Documentation Cath. số 17, ngày 7.10.1984, cột 890-900: “Instruction sur quelques aspects de la ‘théologie de la libération’. Congrégation pour la doctrine de la foi.
[9] Và ngay cả các linh mục nữa, cho dù họ giữ một vai trò đặc thù ở giữa Dân Chúa và có một mối liên hệ đặc biệt với các giám mục
[10] Có câu ngạn ngữ của trường phái thánh Tôma nói rằng “bao giờ cũng phải nghe theo lương tâm của mình, cho dù nó có sai lầm. Nhống không phải là bao giờ lương tâm sai lầm cũng chạy tội cho được, bởi lẽ người ta có thể phải chịu trách nhiệm về tình trạng sai lầm của lương tâm mình, vì đã lơ là không lo soi sáng cho nó. Thế nên, bao giờ cũng cần phải lo soi sáng cho lương tâm, đặc biệt là nhờ lời của Huấn quyền”.
[11] Liên quan đến các chiều kích: cá biệt, riêng biệt và phổ quát của luân lý xin đọc thêm cuốn sách tôi viết: Repères éthiques, Salvator, 1982, chương
[12] Mt 7, 12: “Những gì anh em muốn người khác làm cho mình, thì anh em cũng hay làm cho người khác như thế”. Triết gia E. Kant cũng đã lấy lại quy phạm ấy để đưa vào trong “mệnh lệnh nhất quyết” của ông, khi viết: “Bao giờ cũng phải hành động làm sao để nguyên tắc hành động của mình có thể trở thành phổ quát”.
[13] Cứ đọc lại một số văn kiện của Huấn quyền ở quá khứ thì sẽ thấy rõ điều đó.
[14] Xem Documentation Catholique, số 14, ngày 24.7.1983, cột 712, chẳng hạn.
[15] Thánh Irênêô, Adversus Haereses, II, 24, 1.
[16] Thánh Augutinô, trong Joan. Tract. 32, 8; P.L. 35, 1646