Hợp Tuyển Thần Học

Sống Sứ Mệnh Làm Giáo Hội Tại Châu Á: Cùng Với Thần Khí Ði Vào Sự  Sống Sung Mãn

Sống Sứ Mệnh Làm Giáo Hội Tại Châu Á: Cùng Với Thần Khí Ði Vào Sự  Sống Sung Mãn

Mục Lục

Bản đúc kết Hội nghị Thần học Quốc tế do Liên Hiệp các Hội Ðồng Giám Mục Châu Á (FABC) tổ chức lần đầu tại Pattaya, Thái Lan, trong các ngày từ 10 cho đến 16 tháng 4, 1994.[1]

DẪN NHẬP

1. Sự sống. Sự sống sinh độngđang sôi sục với sức năng phong phú của Châu Á. Lời hứa và niềm hy vọng về sự sống sung mãn trong Kinh Thánh kitô. Sự sống trong Nước Thiên Chúa. Ðức Giêsu đến là để cho chúng ta được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10). Sự sống: một món quà nhưng cũng là một nhiệm vụ. Cuộc hành trình đi vào Sự Sống ấy, cuộc đấu tranh như thế cho Sự Sống là chủ đề chúng tôi đã bàn đến trong các cuộc thảo luận tại Hội nghị Thần học Quốc tế do Ủy Ban Cố Vấn Thần học của FABC tổ chức tại Pattaya, Thái Lan, trong các ngày 12-6 tháng 4, 1994[2]

2. Tụ họp nhờ tác động của ThầnKhí Thiên Chúa, chúng tôi đã cầu nguyện và nhận định trong tinh thần của Ngài, đã làm việc, suy nghĩ, giải quyết và sống qua những giây phút hân hoan trong cùng một Thần Khí. Chính nhờ Thần Khí mà tuy đến từ nhiều chủng tộc, ngôn ngữ, cảnh sống và nhiều nền văn hóa khác nhau tại Châu Á, chúng tôi cũng đã đồng tâm nhất trí với nhau trong mối quan tâm đối với Châu Á cũng như đối với Giáo Hội. Sự sống phát nguyên từ Thần Khí. Sự sống được phục hồi và canh tân –tái sinh– trong Thần Khí.

3. Nhờ tin như thế vào Thần Khí củaÐức Giêsu, chúng tôi mới cả dám cố sức tìm hiểu về những vấn đề phức tạp khó khăn. Làm thế nào để Giáo hội có thể là Giáo hội thực sự của Châu Á và thực sự của Ðức Giêsu? Dung mạo Ðức Giêsu tại Châu Á là như thế nào? Là thiểu số đếm đầu ngón tay, làm sao chúng ta có thể chu tất nổi sứ mạng loan báo cho từng cá nhân và cho hết thảy mọi người biết rằng Ðức Kitô là chính Ðấng trao ban sự sống, và chính Ngài là Sự sống? Nền thần học của chúng ta đóng góp được gì để phát huy việc xây dựng một đời sống công bằng và sáng sủa hơn? Chúng ta có thể làm được gì để cổ xúy một đời sống nhân bản hơn tại một đại lục bao la đang khổ đau ở khắp nơi, vô số người đang bị gạt ra ngoài lề xã hội và đang phải kéo lê một cuộc sống túng quẫn trong nghèo đói bần cùng? Trong tư thế là Giáo hội phục vụ sự sống, chúng ta có bổn phận phải chiếu tỏa niềm hy vọng như thế nào cho các dân nước Châu Á của chúng ta?

4. Có thể là những câu hỏi chúngtôi đặt ra chưa bao gồm hết mọi khía cạnh, và thậm chí không ứng đáp thích đáng cho tình huống thực tế nữa. Còn những câu trả lời chúng tôi đề ra, thì khó mà có sức đào sâu được một thực trạng bí nhiệm như là Châu Á, và càng khó lòng hơn nữa để có thể vén mở nổi mầu nhiệm của Ðức Giêsu và của chính cả chúng ta là những môn đồ của Ngài. Chúng tôi ý thức rõ về những điều đó. Nhưng, chúng tôi cũng xin được đưa ra các thành quả có hạn rút tỉa được từ những suy tư chúng tôi đã làm nhằm phục vụ Giáo hội tại Châu Á, ngỏ hầu mọi người có cơ may nhận biết Sự Sống và vươn tới với Sự Sống.

PHẦN I. THÁCH ÐỐ VÀ ÐE DỌA NƠI NHỮNG HIỆN TƯỠNG MỚI TẠI CHÂU Á

Chúng tôi xin bắt đầu suy tư với một số nhận định tổng quát về thực trạng Châu Á.

5. Trên đà chuyển di bước qua ngưỡngcửa thế kỷ 21, các dân nước Châu Á đang chứng kiến cảnh tượng những đợt phát triển tân kỳ và lý thú dồn dập ập phủ lên trên cuộc sống của mình. Hiện tượng phát triển trong thời đại kỹ thuật quả đã biến toàn bộ thế giới chúng ta đang sống trở thành một ngôi làng toàn cầu. Một tia tự do và công bằng chỉ mới chớm trổ tại một nơi xa xăm hẻo lánh ở Châu Á thì trong khoảnh khắc, qua các phương tiện truyền thông, cũng đã thu hút được ngay chú ý của các nơi khác trong khắp năm châu bốn bể. Thế giới bao la này đã trở thành một ngôi làng trong đó, tinh thần khích lệ và gây hứng cũng như niềm hy vọng có thể được thông truyền mau chóng đến với những người lâm cảnh tai ương. Kiến thức đang bùng phát ra ngoài giới mức của óc tưởng tượng. Những bí mật của vũ trụ được tiếp thu vào trong những thiết bị điện tử bỏ túi, và nhờ đó mà việc học hỏi trở thành gần gũi hơn với tầm tay con người, và làm cho công tác phục vụ cùng thể hiện tình thương đối với tha nhân cũng được nhanh chóng hữu hiệu hơn. Hiện tượng hình thành của nhiều phong trào phụ nữ cũng là một khía cạnh tích cực trong đà phát triển chung. Các phong trào này đang ngày càng lớn dần tại Châu Á, giúp cho nữ giới ý thức rõ ràng hơn về những tiềm năng và tài lực đặc thù của họ, đặt vấn đề xét lại cảnh nữ giới đã phải từ hàng thế kỷ nay, gánh chịu thân phận lệ thuộc nam giới, và tạo cho họ có cơ hội cùng điều kiện thuận lợi mà lên tiếng đòi hỏi những quyền lợi của mình, chẳng hạn như là quyền tham gia đầy đủ vào trong đời sống công giữa xã hội. Thần Trí của Thiên Chúa hằng có mặt ở trong các hiện tượng phát triển ấy (x. Hiến chế Mục vụ Vui Mừng và Hy Vọng, 26). Nhìn theo viễn ảnh Kinh Thánh về công cuộc tạo dựng còn đang tiếp diễn, tất chúng ta phải nhận ra rằng hết thảy những điều kỳ diệu ấy đều là công trình của Thiên Chúa, để rồi cùng với Tác giả Thánh vịnh thốt lên: “Ôi lạy Chúa! Công trình Ngài xiết bao kỳ diệu!” (Tv 139,14).

6. Những bước phát triển trong cáclãnh vực khoa học, kỹ thuật và kinh tế đang tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều phong trào khác nhau như FABC đã từng ghi nhận trong các kỳ họp trước đây (x. FABC V, Bandung), chẳng hạn như: phong trào đẩy mạnh việc xây dựng cộng đồng tại các nước Châu Á, phong trào cổ xúy việc tham gia, và những nổ lực nhằm mài dũa cho sắc bén hơn cảm thức về những thực tại thần thiêng. Ðó là những phong trào sinh động và đầy hứa hẹn, những phong trào nói lên cuộc đấu tranh của Châu Á nhắm đến một cuộc sống đầy đủ và tốt đẹp hơn.

7. Tuy nhiên, nói lên niềm lạc quan trênđây không có nghĩa là bỏ sót, không biết nhìn đến tính cách mập mờ nước đôi không thể chối cãi được của những đổi thay đang xảy ra trước mắt. Thế nên, chúng ta hãy thử cùng nhau nhìn cho sâu hơn vào trong thực trạng của cuộc sống tại Châu Á.

Ðà phát triển kinh tế và quy trình công nghiệp hóa

8. Hiện tượng đọc thấy hay nghe nóitới hầu như mỗi ngày, đi lại rồi cũng không là gì khác ngoài những chuyện xảy ra trong lãnh vực kinh tế: là giấc mơ đẹp về đà tiến phát kinh tế.

9. Một quy trình công nghiệp hóa khắcnghiệt đang được áp dụng tại Châu Á. Quy trình ấy nằm trong thế dính chặt với và phụ thuộc vào quy trình toàn cầu hóa toàn bộ nền kinh tế thế giới. Như thác lũ, tư bản nước ngoài từ Tây Phương cũng như từ các nước phát triển vùng Ðông Á, ồ ạt tràn tới mang theo những phương thức sản xuất và những kỹ thuật công nghệ vượt quá tầm khả năng hiện có của một số quốc gia Châu Á, nhằm trục lợi. Chủ nghĩa thực dân mới càng được củng cố kiên vững hơn.

10. Những đổi thay tận gốc trong cáchthức làm việc, trong cấu trúc cơ bản của nền kinh tế, và trong chính bản chất của những mối quan hệ giữa các cá nhân và các cộng đồng, đã biến con người thành những bộ phận máy móc trong quy trình sản xuất; và hậu quả là công việc làm trở thành bóc lột phi nhân. Ðiều này đặc biệt đúng đối với các nữ công nhân. Càng ngày càng thấy gia tăng những hành động ác độc xúc phạm đến phụ nữ, đến đời sống và công việc làm của họ, cũng như đến các trẻ em. Phụ nữ thường là những người trước ai hết, nhận chịu hậu quả của tình trạng sa sút kinh tế và lạm phát. Và thường thì ngược lại, họ là những người cuối cùng được bảo vệ và quan tâm đến.

11. Cho dù phần lớn các nền kinh tếtại Châu Á đang ở trong giai đoạn thôn dã và nông nghiệp, thì thái độ trắng trợn lơ là đối với lãnh vực này đã gây ra những hậu quả tiêu cực với sức tàn phá khốc liệt không ai chối cãi được, phương hại đến cuộc sống các cá nhân cũng như các tập thể. Tình trạng ấy của các vùng nông thôn vẫn mãi kéo dài, ở trong thế giẫm chân tại chỗ.

Hiện tượng hiện đại hóa, tục hóa và truyền thông đại chúng

12. Song song với quy trình công nghệ hóa,thì có nhu cầu hiện đại hóa ngành thương mại. Và quy trình hiện đại hóa này lại đẩy mạnh hơn nữa những kiểu sống thiêu thân theo đà tiêu thụ, đến độ ngay cả những người nghèo túng cũng đang bị cuốn hút để bắt đầu nhập cuộc đua tranh. Qua việc thương mại hóa giáo dục và kiểm soát các phương tiện truyền thông đại chúng, kinh tế đã trở thành đầu máy kéo truyền lực chi phối đến tận hết mọi lãnh vực cuộc sống. Nếu không có ngành công nghệ nào là “không hàm chứa một phán đoán giá trị” cả, thì những phương tiện truyền thông cũng hệt như vậy cả! Với việc phổ biến tin tức và những thứ giải trí đủ loại, các phương tiện truyền thông đại chúng đang tạo ra một hệ thống giá trị cả tốt lẫn xấu, cũng như cả một lối nhìn chưa bao giờ thấy, về cuộc sống. Vì thế, cần phải biết cẩn trọng phân định trước hiện tượng đó. Các giới thiếu nhi và thanh niên Châu Á là những giới bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi một thứ khái niệm “ngoại lai” về ý nghĩa của chính sự sống. Hình ảnh mà truyền thông đại chúng trình họa về phụ nữ, là chính hình ảnh của quan niệm coi nữ giới kém thua nam giới và chỉ như là “dụng cụ” để tạo khoái lạc; và như thế, quan niệm này càng đứng vững và càng lan rộng thêm ra. Ði song đôi với sức ép của đà hiện đại hóa, là hiện tượng tục hóa. Những mối quan hệ gắn bó keo sơn trong truyền thống gia đình Châu Á đang bắt đầu lóc lở dần mòn đi; thay vào đó thì lại có những hình thức mới trong quan hệ thân tình hiện đang được thử nghiệm và khuyến khích. Quả vậy, cảm thức sâu sắc về cộng đồng và về tôn giáo, là nét tiêu biểu đặc trưng nhất của các dân tộc Châu Á, hiện đang bị tiêu tán dần mòn đi.

Chính trị và phần tham gia của dân chúng

13. Chúng tôi nhận ra rõ vai trò thốngtrị của những khối tập đoàn công nghiệp và thương mại. Vai trò này kiểm soát hầu hết những bộ phận chủ yếu của nền kinh tế, đặc biệt là các bộ phận đi liền gắn chặt với những nhóm chúa trùm có từ lâu đời, với các nhà công nghiệp thời nay nằm trong vòng thân cận của các thế lực chính trị, cũng như với các lực lượng quân đội như thường thấy trong hầu hết các quốc gia của chúng ta. Một hình thức đàn áp tinh vi đang được dùng đến để dã tâm tước đoạt khỏi các cá nhân cũng như các tập thể, quyền tham gia một cách có ý nghĩa, vào trong tiến trình hình thành các quyết định. Viện cớ an ninh quốc gia và ổn định chính trị, người ta đang hạn chế hay cắt giảm đi các quyền con người. Những hình thức độc tài và thống trị theo một kiểu mới đang ló dạng mọc dần. Ðáng buồn là chính trị chỉ biết chăm lo làm sao cho có quyền hành mà thống trị, chứ chẳng để ý gì đến công tác phục vụ cho đại đa số nhân dân. Nhiều nước Châu Á hiện đang chứng kiến việc hồi sinh của tinh thần tôn giáo đạo đức, và trào lưu hồi sinh ấy thường cho thấy là rất tích cực. Nhưng, lập trường tôn giáo cực đoan cọng với não trạng chủng tộc hẹp hòi, đang làm dấy lên theo một kiểu mới, những hình thức bạo lực, hận thù và chia rẽ giữa các dân nước.

Ảnh hưởng của các hiện tượng mới

14. Chắc chắn là những đổi thay dựkiến sắp xảy đến trong hầu hết mọi lãnh vực cuộc sống của thế kỷ 21, song song với và cũng có thể là nhờ những bước tiến bộ trong các ngành khoa học, công nghệ học và truyền thông đại chúng, rồi sẽ ảnh hưởng sâu rộng theo chiều hướng tốt hoặc xấu, đến các nền văn hóa và các dân tộc Châu Á. Nếu muốn giữ cho được bản chất đích thực của mình, thì con người cần phải biết đâm rễ vào trong những ý nghĩa sâu sắc hơn nữa của cuộc sống. Nếu chẳng may các gốc rễ ấy suy yếu (hay tệ hơn nữa, bị hủy hoại) đi, thì sẽ xảy ra tình trạng phân hóa văn hóa và phi nhân hóa.

15. Nhờ có nền công nghệ cao, việcsản xuất hàng loạt đã trở thành chuyện thông thường, và sẽ đặt vào trong tầm tay bỡ ngỡ của đại chúng, vô số những hàng hóa muôn hình thái và những dịch vụ đa dạng. Những phương tiện truyền thông tinh vi sẽ cung cấp những khả năng mới cho việc trao đổi, chia sẻ với nhau và gặp gỡ nhau giữa các dân tộc thuộc những nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, một xã hội “đại chúng” như thế tất sẽ khó mà tránh cho được tình trạng đánh mất đi những mối quan hệ kết liên truyền thống, trở thành vô danh, mất gốc và phải đứng riêng lẻ ra ngoài môi trường sống. Ðó là điều cần phải được lượng định cho nghiêm túc trong ánh sáng của tự do và của bản sắc văn hóa các dân tộc.

16. Tại Châu Á, giới quyền thế vềmặt chính trị thường chỉ là một thiểu số, và giữ một nền văn hóa riêng của họ. Những thành phần đại chúng cũng giữ những nền văn hóa riêng tư, là những người nghèo và những người bị gạt ra ngoài vòng sinh hoạt chính trị. Có lẽ những đổi thay như đã được dự đoán về mặt xã hội đưa dần tới tình trạng toàn cầu hóa trong thế kỷ 21, rồi sẽ dồn những người nghèo vào các nền văn hóa riêng tư và càng nghèo nàn hơn.

17. Hiện nay, thực tế đang cho thấy nhữngdự đoán trên đây là đúng. Chúng tôi nghĩ rằng những tiến bộ và những bước đi lên của một thiểu số đã làm cho người dân có ảo vọng tưởng là cảnh “phồn vinh” ấy rồi sẽ từ từ lan rộng ra cho toàn bộ cộng đồng con dân Châu Á.

18. Các nền kinh tế tự túc tựcường và các cộng đồng nông thôn, có tính cách vừa truyền thống vừa bộ tộc, là phải gánh chịu nhiều nhất những hậu quả khốc hại do các trào lưu kia gây ra. Sự việc nền kinh tế nông thôn bị sụt giá và tình trạng lệ thuộc vào những món nhu yếu phẩm nước ngoài đưa vào qua quy trình trao đổi, tất sẽ kéo theo những hậu quả khốc hại cho tương lai của các tập thể nông thôn.

19. Nếu các cá nhân và hàng loạttập thể toàn bộ đều trở thành nạn nhân của quy trình ấy, thì môi sinh và thiên nhiên cũng không thể thoát khỏi được những hậu quả tàn phá khốc hại. Chỉ xin nhắc tới hai trong những hậu quả khốc hại đó, là việc phá hoại những khu rừng mưa nhiệt đới, và tình trạng ô nhiễm môi sinh.

20. Những công việc làm ở trong cáclãnh vực công nghiệp hiện đại cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống gia đình và sức khỏe. Những quan hệ theo kiểu mới trong công ăn việc làm đang phá đổ dần mối hiệp nhất và tính chất bền vững của gia đình. Phụ nữ và trẻ em là những nạn nhân hàng đầu. Ðã từng là nạn nhân của huyền thoại trọng nam hơn nữ, ngày nay, phụ nữ vẫn còn phải làm nạn nhân của những hình thức bạo hành mới và phải sống qua cảnh vong thân về mặt văn hóa.

21. Nếu chỉ biết cố dùng cho hết sứcnăng một cách ám ảnh để đạt cho được những thành tựu vật chất và kinh tế, nếu chỉ biết tìm cách để thỏa mãn những nhu cầu do truyền thông đại chúng và văn hóa công nghệ học kiểu mới tạo ra, thì con người sẽ bị, qua những phương cách tinh xảo, kéo lôi dần đến một đời sống không còn có gốc rễ luân lý và tôn giáo.

Viễn ảnh cơ bản và đường hướng của Giáo hội tại Châu Á

22. Trong ánh sáng của bối cảnh sơ pháctrên đây, Giáo hội tại Châu Á nhận ra rõ là cần phải tìm hiểu thêm và trình bày trở lại về vai trò mình phải đóng giữ tại vùng này. Cần phải có một nhãn quan đổi mới và một cảm thức đầy sức sống mới về sứ mạng, một ý thức sâu đậm hơn về những nguồn sức năng nhân bản của mình, thì Giáo hội mới thực hiện được công tác ấy. Giữa các nguồn sức năng ấy thì có:

a) Con người: với phẩm giá nhận được từ tay Thiên Chúa ngay từ giây phút đầu cuộc sống, và với những tiềm năng khôn lường được phú bẩm cho để không ngừng thăng tiến sự sống, con người là nguồn sức năng số một.

b) Gia đình: gia đình truyền thốngChâu Á có đặc tính là gắn bó keo sơn với nhau, chăm lo và giúp đỡ cho nhau, hiếu khách và đạo đức. Ðó là niềm hy vọng cơ bản nhất cho những gì Giáo hội đang chờ

c) Giới trẻ: giàu nghị lực,đầy lý tưởng, có khả năng cao để dấn thân hoạt động cho công lý và tự do, họ là những nguồn lực chưa được tận dụng nhằm phục vụ sứ mạng và sự sống.

d) Nữ giới: cùng với namgiới, họ đứng ngay ở nơi con tim của gia đình Châu Á, gánh vác sứ mạng nói lên lòng xót thương và chăm lo, niềm hòa hợp và tình thương mến; cùng hợp tác với nam giới trong việc sinh thành và dưỡng dục sự sống, ngày nay họ còn đứng ngay cả ở tuyến đầu trong cuộc đấu tranh cho công lý và tự do.

Giáo hội có sứ mạng phải dùng đến các nguồn lực nhân bản như thế cọng với bao nhiêu nguồn lực khác nữa, mà đối phó với tình trạng mập mờ nước đôi trong các thực tại ngày nay tại Châu Á, cũng như để đưa dẫn những nhân tố tích cực đi vào lối ngả phục vụ cho công cuộc phát triển con người.

23.  Giữa những đổi thay tầm cỡlớn tại Châu Á, Giáo hội có bổn phận phải loan báo về ý nghĩa Thiên Chúa đã mang lại cho sự sống, và về một mô mẫu khác cho đời sống và đường hướng hoạt động của con người, trong một cách thức đổi mới và năng động hơn, bằng chính ngôn từ, hành động và lối sống của mình. Công trình Nhập thể của Tin Mừng đòi hỏi phải có một đời sống đổi mới về phẩm chất, tức là không phải chỉ lo để “có cho nhiều hơn,” nhưng là để “sống cho xác thực hơn” và để biết “chia sẻ nhiều hơn”.

24. Ðối với chúng ta, là nhữngngười đang sống trong hiện tình Châu Á, điều đó có nghĩa là cần phải biết ý thức sâu xa hơn về ý nghĩa và tầm trọng yếu của Giáo hội. Chúng ta chỉ là một “đoàn chiên nhỏ,” một cộng đoàn ít ỏi giữa tập thể đông đảo vô kể tại Châu Á mênh mông đang tiến bước đi dần đến với sự sống sung mãn. Phần đóng góp đặc thù của chúng ta là dồn hết sức năng để nỗ lực xây dựng một “mối hiệp thông giữa các cộng đồng” bắt đầu từ gia đình, một mẫu thức mới trong cách sống sứ mạng làm Giáo hội, có đủ khả năng biểu thị theo một cung cách mới, dung mạo của Ðức Kitô ra ở giữa các lãnh vực sinh hoạt của xã hội Châu Á.

PHẦN II.
A. DUNG MẠO CỦA ÐỨC GIÊSU TẠI CHÂU Á

25. Cách thức Giáo hội ứng đápvới các thách đố do những đổi thay mới xảy đến đặt ra, thì chủ yếu tùy thuộc vào cách thức Giáo hội hiểu về cương vị làm môn đồ (của Ðức Giêsu). Nhưng để nhận ra cách thức ứng đáp thích đáng, thì trước tiên Giáo hội cần phải tìm hiểu Ðức Giêsu là ai trong bối cảnh Châu Á.

Ðức Giêsu là Ðức Chúa

26. Nếu ngày nay Ðức Giêsu hỏi chúngta là những người đang sống tại Châu Á: “Các bạn nghĩ tôi là ai?” chúng ta sẽ hiên ngang tuyên xưng giống như Giáo hội thời sơ khai rằng: “Thầy là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử giữa mọi loài thọ tạo” (x. Cl 1,15); Thầy là Ðấng Mêsia, Ðấng Cứu độ, là Ðức Chúa! “Thầy là Lời từ nguyên thủy, Thầy ở nơi Thiên Chúa, Thầy là Thiên Chúa” (x. Ga 1,1). Lòng tin của chúng ta là chính lòng tin của các Tông đồ vào Ðức Kitô Sống lại.

Ðức Giêsu và người nghèo: thái độ đặc đãi

27. Tuy nhiên, khi suy nghĩ về mặt trái caynghiệt của Châu Á đang khổ đau, chúng ta thấy rằng hình ảnh hiện rõ lên trong trí óc hình dung của chúng ta, là chính chân dung nhân tính gặp thấy ở trong Kinh Thánh. Sinh làm con một người nữ (x. Gl 4,4), Ngài là Thiên Chúa, Ðấng đã đến cư ngụ ở giữa chúng ta (x. Ga 1,l4). Ngài tự làm cho mình thành trống không hầu kết giây liên đới với những kẻ nhỏ bé, với những kẻ bị đối xử như không phải là người: những người nghèo đói và túng quẫn, những người bị ruồng rẫy và gạt bỏ ra ngoài lề xã hội, những người bị áp bức và chà đạp, những người bệnh hoạn tật nguyền, những người bị coi thường và không được đếm xỉa đến, những trẻ em và phụ nữ. Ngài lớn tiếng lên án lòng tham không đáy của con người đối với giàu sang và danh vọng; Ngài đến với những người bị chà đạp áp bức: Ngài đi giữa họ, sống với họ, vác lấy những gánh nặng cho họ, gọi họ là bạn hữu của mình (x. Lc 4,18; 15,2). Ngày nay chúng ta gọi lòng thương đặc biệt dành cho người nghèo như thế là thái độ đặc đãi của Ngài đối với họ.

Phá vỡ mọi hàng rào phân cách

28. Ngài phá vỡ những hàng ràophân cách trong xã hội đã từng ăn sâu gắn chặt vào trong tập tục và truyền thống, cũng như bện liền với những cơ cấu xã hội. Ngài chống lại lập trường tôn giáo cố chấp đã từng gây chia rẽ giữa người Do thái và người xứ Samaria, và nêu lên một cung cách hoàn toàn mới mẻ trong lề lối thờ phượng Thiên Chúa, tức là thờ phượng “trong Thần Khí và trong Chân lý.” Ngài không ngại chung đụng với tiện dân, và gọi những phụ nữ vào trong hàng môn đồ thân tín của Ngài. Lòng yêu thương của Ngài làm động lòng những người khốn khổ sống trong cảnh bị ruồng bỏ, tháo gỡ gông xiềng cho họ thoát khỏi cảnh bị tước mất hết phẩm giá và mọi thứ đảm bảo an toàn, và đưa dẫn họ đến sống trong tự do và niềm vui Ngài hằng chia sẻ với Cha của Ngài. Ngài nói cho họ biết về Cha của Ngài, và nói là Cha của Ngài cũng là Cha của họ; “Cha chúng tôi” chăm lo chẳng những cho chim trời cá biển và hoa đồng nội không thôi, mà còn hơn nữa, đặc biệt chăm lo cho con người (x. Mt 6,25-32; Lc 12,22-30). Ngài tha thứ và giải hòa. Ngài là hiện thân của niềm hài hòa. Ngài là bình an (x. Ga 14,27; 20,21-22; Ep 2,14).

Nước Thiên Chúa

29. Lấy hết lòng thâm tín của mìnhvà với những lời lẽ có thẩm quyền, Ngài giảng giải về Thiên Chúa và về cung cách Thiên Chúa trị vì. Nước Thiên Chúa ở ngay đây, ở giữa các bạn! (x. Lc 17,21) Ngài đặc biệt đem lòng thương xót quần chúng nhân dân. Ngài khóc thương một người nằm xuống (x. Ga 11,35-36), Ngài khóc thương cả một thị thành (x. Lc 19,41-44). Ngài muốn ban sự sống cho họ. Ngài gọi người nghèo là có phúc: Nước Thiên Chúa là của họ! (x. Lc 6,20) Những kẻ vô gia cư, những người không có cơm ăn áo mặc –những kẻ bé mọn– chính là những người mang dung mạo của Ngài. Thái độ cương quyết bảo vệ những kẻ bé mọn, sức tác động chữa lành và lời có quyền tha thứ của Ngài là bao nhiêu dấu chỉ cho thấy cảnh thái Nước Thiên Chúa đang tràn ngập, đầy xót thương, vào giữa không gian và thời gian chúng ta đang sống.

Ngôn sứ gan dạ

30. Vì quyền lợi của họ, Ngài mạnhmẽ đối đầu với những hạng quyền thế bất kể họ là ai, và tố cáo lòng tham và thói giả hình (x. Mt 23,13-36; Lc 12,1), tật hư đốn và hành động áp bức, lối lãnh đạo của họ và việc họ bỏ rơi những điều quan trọng trong lề luật, như công bình, nhân nghĩa và thành tín (x. Mt 23,23) để chạy theo những tư lợi ích kỷ. Gan dạ và dám ăn dám nói, hằng khát khao công lý, bằng lời nói và hành động, vị ngôn sứ muôn thuở đã đảo lộn nấc thang giá trị của thế giới này. Ngài nói đến việc làm hòa với kẻ thù, cầu nguyện cho họ, yêu thương họ và sống tình thứ tha đối với họ (Mt 5,43-48; Lc 6, 27-36). Quả là một tình yêu triệt để, khôn tả!

Dấu chứng đối kị

31. Bàn đến lãnh vực kinh tế, Ngàiđã định lượng của cải trần gian theo giá trị tương đối của chúng, đặt chúng làm phương thế phục vụ cho Nước Thiên Chúa, và lên án lối sống làm tôi “thần tiền,” lòng tham và tính ích kỷ là con đẻ của thái độ tôn thờ ngẫu thần tiền của (x. Lc 12,13-21; Mt 6,24). Ngài là Ðường (x. Ga 14,6). Là Thầy, nhưng Ngài lại phục vụ. Ngài chỉ rõ cho thấy công dụng của quyền bính: không phải để thống trị và áp bức, nhưng là để phục vụ (x. Ga 13,13-15; Lc 22,27; Mc 10,45). Không chút do dự, Ngài công khai đối đầu với những hạng quyền thế, bất kể họ là ai. Ngài nói thẳng: cầm quyền là phục vụ. Không chỉ làm Thầy nói suông, Ngài còn sống lời Ngài dạy nữa. Ngài quả là hiện thân của trung thực, trong sáng, uy tín, và chính là Sự thật. Ngài đã bị giết chết chỉ vì Ngài nhìn sự thật bằng một cặp mắt chính trực, khác hẳn với yêu sách tôn giáo và với quan niệm về công ích của giới cầm quyền cai trị.

Thánh Giá và Thánh Thể: Tình Yêu và Sự Sống

32. Việc Ngài tự trao hiến chính mìnhđể chịu chết trên thập giá hùng hồn nói lên ý nghĩa của yêu thương, chia sẻ và phục vụ. Vì yêu thương, Ngài chịu chết hầu mưu ích cho chúng ta. Nhờ Ngài yêu thương, nên chúng ta được sống.

33. Thánh Thể mà Ngài cử hành vớicác môn đồ của mình trong đêm trước khi Ngài chịu chết, là nghi thức tưởng niệm tình yêu trọn vẹn ấy một cách bí tích (x. Mc 14,22-25; Mt 26,26-29; Lc 22,14-20; Ga 13,1-5). Ðó là điều nói lên ý nghĩa sứ mạng của Ðấng-Ðược-Xức-Dầu, của Ðấng Kitô, của Con Người chết đi để ban sự sống cho nhân loại. Ngài đã nhận uống chén đắng khổ đau (x. Mc 14,36; Mt 26,39.42; Lc 22,42). Thật phi lý, đúng! Nhưng trong thân phận mỏng dòn yếu đuối và khổ đau cam go đến tột độ ấy, trong những gì phi lý nhất của kinh nghiệm loài người lại sinh động tiềm ẩn quyền năng, thượng trí và tình yêu của Thiên Chúa (x. 1Cr 1,24).

34. Bằng khổ đau và chết chóc, ÐứcGiêsu đã đánh bại sự chết và phục hồi sự sống. Cuộc Ngài sống lại từ cõi chết đã làm cho Ngài trở thành “Cuộc Chiến Thắng của Nhân Loại Khổ Ðau.” Ðó là niềm vui Phục Sinh, là niềm vui mà chúng ta phải để cho thấm nhập sâu vào trong những nỗ lực đấu tranh và niềm hy vọng của chúng ta. Ngài là của ăn của uống bổ sức cho sự sống, là nước ban sự sống (x. Ga 6,51; 4,10.13; 7,37-38). Ngài là Sự Sống. Là con người chỉ biết sống hoàn toàn cho người khác và hoàn toàn cho Thiên Chúa, Ngài đáp ứng thỏa mãn những khát vọng sâu thẳm nhất của nhân loại, khát vọng được hưởng sự sống sung mãn.

35. Ðó chính là Ðức Giêsu màchúng ta đã từng nghe biết, đã từng một cách nào đó chạm đến và nhìn ngắm ở trong các mầu nhiệm chúng ta cử hành (x. 1Ga 1,1). Ðó là cách thức chúng ta nhìn Ðức Giêsu trong dung mạo của Ngài tại Châu Á ngày nay.

36. Vậy, Ngài là Lời Sự Sống (x. 1Ga 1,1) mà chúng ta có bổn phận chiasẻ với những người đồng hương Châu Á của chúng ta. Cũng như Ngài đã là Tin Mừng cho người nghèo khó trong thời Ngài, thì cũng vậy, ngày nay, Ngài không thể là gì khác ngoài Tin Mừng được gửi đến cho “hàng triệu hàng tỉ” người Châu Á. Chân dung nhân tính ấy của Ðức Giêsu –sinh bởi một người nữ, Thiên Chúa-trở-thành- người nghèo, Thiên-Chúa-ở-với-chúng-ta, bình an của chúng ta, thầy dạy và ngôn sứ, người chữa lành, con người của hài hòa, người lãnh đạo-tôi tớ khổ đau, Ðấng giải phóng và ban sự sống– là hình ảnh có tác dụng mạnh và thích hợp đối với trạng huống nô dịch hiện nay tại Châu Á, đối với cuộc đấu tranh của Châu Á nhằm tới công lý và hòa hợp, tức là đối với cuộc đấu tranh cho sự sống mà chúng ta đang tiến hành.

B. DUNG MẠO CỦA GIÁO HỘI TẠI CHÂU Á

37. Và nếu Thầy là thế, thì cộngđoàn-môn đồ, tức Giáo hội cũng phải là như vậy. Chỉ khi nào lời nói, hành động và cung cách sống của chúng ta thực sự dâng trào lên từ những gì chúng ta tin ở nơi Ðức Kitô, thì lúc đó chúng ta mới có đủ khả năng và điều kiện mà mời gọi người khác “Hãy đến mà xem.” Bởi lẽ, dung mạo của Ðức Giêsu sẽ thu hút các dân nước Châu Á, trong và qua gương mặt của Giáo hội.

Những môn đồ của Ðức Giêsu là Chúa

38. Lời tuyên xưng “Ðức GiêsuKitô là Chúa” (Pl 2,11) đã làm phát sinh ra một cộng đoàn môn đồ. Là phần tử của một cộng đoàn tin nhận Ðức Giêsu là Chúa, toàn bộ chính con người và cuộc sống của chúng ta, những môn đồ, mang đậm ấn tín đặc thù của sứ mạng phục vụ, tức là sống chết và hoạt động cho tha nhân. Ðiều đó làm cho chúng ta hằng không ngừng lưu tâm tìm kiếm, nhìn kỹ và chiêm ngưỡng dung mạo của Ðức Chúa hằng sống. Là những môn đồ của Ðức Giêsu là Chúa, chúng ta được mời gọi để giới thiệu cho Châu Á thấy gương mặt của một Giáo hội trung thực tuyên xưng niềm tin của mình, chăm lo phục vụ, để tâm nhận định và chiêm niệm.

39. Nói thế không có nghĩa là chúngtôi không ý thức rõ về thực trạng tội lỗi của chúng ta, cả về mặt cá nhân lẫn về mặt cơ cấu tổ chức. Chính Phêrô là người môn đồ đã thú nhận trước mặt Ðức Chúa rằng: “Lạy Chúa, xin hãy xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5,8). Những thái độ đắc thắng, kỳ thị, phò giáo sĩ, thống trị, cố chấp, vòng vo dàn xếp phương hại đến chân lý và công bình, là một số trong những thái độ có thể đã ăn sâu gắn chặt vào trong các cơ cấu tổ chức của chúng ta. Thú tội là con đường dẫn tới hoán cải và tới chỗ sống sứ mạng làm môn đồ một cách triệt để hơn.

Những môn đồ của Ðức Giêsu nghèo khó

40. Nếu dung mạo con người của ÐứcGiêsu thu hút các dân nước Châu Á, đặc biệt là những từng lớp đông đảo quần chúng đang khổ đau và bị ruồng bỏ ra ngoài lề xã hội, tất cộng đoàn chúng ta quả đang được mời gọi mặc lấy một dung mạo thực sự đầy tình người: một Giáo hội không chống cưỡng lại đòi hỏi phải nhập thể vào giữa lòng nhân loại yếu đuối mỏng dòn; một Giáo hội không ngoảnh mặt làm ngơ trước những thập giá (gian nan khốn khó) của lịch sử; một Giáo hội không ngần ngại tự hủy chính mình ra không; một Giáo hội không coi là điếm nhục khi phải sống cảnh nghèo; một Giáo hội dám sống sứ mạng làm Giáo hội của người nghèo. Qua một Giáo hội chứng tá như thế, tất dung mạo của Ðức Giêsu, Ðấng yêu thương người nghèo với một tình thương đặc biệt, sẽ rực sáng rạng ngời lên tại Châu Á.

Những môn đồ của Ðức Giêsu, Chúa của hiệp thông và hài hòa

41. Tại Châu Á, với những sắcthái hòa giải và bình an, diên mạo của Ðức Giêsu có một sức hấp dẫn đặc biệt. Trong tư cách là một cộng đoàn Giáo hội, chúng ta được kêu gọi đóng giữ vai trò làm bí tích, tức là dấu chỉ và khí cụ, của mối kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của mối hiệp nhất toàn thể nhân loại, do Ðức Giêsu đã kiến tạo (x. Hiến chế về Giáo hội Ánh sáng muôn dân, 1). Bởi lẽ, sự sống bên trong của chúng ta –theo tư cách là cộng đoàn Giáo hội– là chính Thần Khí của hiệp thông, cho nên nếu chúng ta không lưu tâm đủ đến sứ mạng phá đổ tất cả những ràng rào phân cách, thì chúng ta đánh mất đi căn tính của mình.

42. Chúng ta được kêu gọi đểsống hiệp thông với nhau không phải chỉ theo tư thế là cá nhân mà thôi, nhưng là để sống hiệp thông giữa các dân tộc và các cộng đoàn giáo hội, cũng như để khắc phục những khó khăn và chia rẽ giữa các giáo hội kitô nữa. Có thế, chúng ta mới minh chứng cho thấy được rằng cộng đoàn-môn đồ Ðức Giêsu là thực sự dân riêng của Thiên Chúa.

43. Trong bối cảnh sinh sôi nẩy nở nhữngxu hướng tôn giáo cực đoan, những xung khắc hung bạo giữa các tôn giáo, những tan vỡ trong đời sống chung giữa xã hội và những hành động hủy hoại môi sinh, chúng tôi xét thấy cần xác định rõ về tầm giá trị của những suy tư do FABC nêu lên liên quan đến chiều kích đối thoại, là một chiều kích chủ yếu và có tính cách bao hàm trong bản chất của Giáo hội. Ðối thoại là cách thế đầu tiên Giáo hội tại Châu Á dùng đến hầu xây dựng và cổ xúy tinh thần hòa hợp. Nhưng, giống như Thầy chúng ta đã làm, chúng ta cũng phải đi qua con đường yêu thương người nghèo bằng một tình yêu đặc đãi, thì mới có thể xây dựng được cảnh sống hài hòa cho Châu Á.

Những môn đồ của Ðức Giêsu, Người Tôi Tớ phục vụ Nước Thiên Chúa

44. Bởi vì Ðức Giêsu đã xảtoàn thân cho Nước Thiên Chúa, thế nên, tất cả chúng ta cũng đều được mời gọi để tìm hiểu và sống cho sâu hơn mối quan hệ chúng ta có đối với sự kiện cơ bản ấy trong cuộc sống của Ðức Chúa chúng ta. Ðiều đó đòi hỏi phải lột bỏ mọi thái độ đắc thắng trong cuộc sống và trong cơ cấu tổ chức của Giáo hội, vì lẽ Nước Thiên Chúa thì lớn rộng hơn chúng ta. Ðiều đó thôi thúc chúng ta tìm đến với một niềm vinh quang duy nhất, đó là làm người tôi tớ khiêm hạ của Nước Thiên Chúa, bởi vì nếu không thì chúng ta sẽ đánh mất đi khả năng giúp cho cộng đoàn chúng ta nói lên được ý nghĩa đặc thù của mình. Ðiều đó thúc bách chúng ta sống một cuộc đời truyền giáo thật sự, lý do là vì sự sống mà Nước Thiên Chúa hứa ban, phải được khám phá ra từ trong và phải được chia sẻ với những người khác. Ðiều đó thường xuyên đặt chúng ta trước tầm phán xét của Nước Thiên Chúa, bởi vì cuối cùng rồi, chính những giá trị của Nước Thiên Chúa sẽ kết hợp chúng ta lại làm một với Ðức Chúa chúng ta.

Những môn đồ của Ðức Giêsu Ngôn Sứ và Dấu Chứng Ðối Ðầu

45. Ðức Giêsu đã phục vụ NướcThiên Chúa trước tiên là qua sứ mạng làm chứng tá ngôn sứ. Giáo hội Châu Á không thể mang một gương mặt nào khác được. Qua lời công bố, cách sống và hiện diện, chúng ta có bổn phận phải vạch trần những giá trị giả dối lòe bịp đang được Châu Á niềm nở tiếp đón và ôm ấp, cũng như những hậu quả phi nhân hóa do chúng gây ra, cách riêng là trên những người nghèo khó. Giữa cảnh lèo lái lừa bịp, chúng ta phải là những người loan báo sự thật và tự do. Giữa cảnh quy mô của đời sống tiêu thụ, giàu có sang trọng và duy vật, chúng ta phải nêu cao dấu chứng của bình dị và chừng mực. Giữa cảnh đay nghiến của nghèo đói và cơ cực, chúng ta phải là trạng sư lên tiếng đấu tranh cho công lý và giải phóng. Giữa cuộc cuồng loạn tranh dành uy thế và quyền hành, chúng ta phải là hiện thân của lòng trắc ẩn, của thái độ quan tâm lo lắng và vị tha, của lòng thương xót và tình yêu thương.

46. Ðể bày tỏ một gương mặt nhưthế, thì chúng ta phải sẵn sàng lột bỏ khỏi chúng ta những thứ não trạng, phạm trù và cơ cấu loài người, thường làm cho lu mờ đi dung mạo của vị Ngôn Sứ và của Dấu Chứng Ðối Ðầu mà chúng ta cung kính gọi là Ðức Chúa của chúng ta.

Những môn đồ của Ðức Chúa Chịu Ðóng Ðinh

47. Hình ảnh Ðức Giêsu chịu treo trầntrụi trên thập giá cũng không phải là không có sức thu hút đối với các dân nước Châu Á. Ðêm đen của đức tin phủ kín Ðức Chúa chịu đóng đinh giữa lúc Ngài cảm thấy như đang bị bỏ rơi, đôi lúc cũng là kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta trong đời làm môn đồ của Ngài. Ðối với chúng ta, dung mạo của Ðức Chúa chịu đóng đinh biểu thị tình yêu trọn vẹn và vị tha đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân. Dung mạo của Giáo hội cũng phải là dung mạo của tình yêu thương tinh ròng, đặc biệt là giữa cảnh tăm tối thiếu vắng tình yêu. Nhưng, chúng ta cũng biết rằng thập giá là một biểu tượng, biểu tượng của Ðức Kitô Phục Sinh. Vì thế, tình yêu thương của chúng ta có sứ mạng giúp cho thế giới chúng ta sống được một cuộc sống hân hoan với hy vọng ngập tràn, để có thể giữ mãi một niềm lạc quan lớn ngay ở giữa cảnh khổ đau.

PHẦN III: LỜI ÐÁP TRẢ CỦA GIÁO HỘI TẠI CHÂU Á

A. THẦN HỌC PHỤC VỤ SỰ SỐNG

48. Chúng tôi xem việc suy tư thần họctại Châu Á là một công tác phục vụ sự sống. Thần học phải suy nghĩ một cách có hệ thống về những chủ đề quan trọng đối với: cuộc chung sống giữa các dân nước Châu Á, cuộc sống của người kitô và của các Giáo hội kitô tại Châu Á, và công tác của các Hội đồng Giám mục Châu Á.

49. Ðể làm công việc phục vụ ấycho thích đáng về phương diện mục vụ và cho có hiệu quả đối với cuộc sống, linh đạo và sứ vụ của cộng đồng môn đồ, thì thần học phải khởi công từ bên dưới, từ hạ tầng của lịch sử, từ viễn cảnh của những người đang đấu tranh cho sự sống và tình yêu thương, cho công lý và tự do. Những kinh nghiệm sống niềm tin kitô qua nhiều thế kỷ giữa các Giáo hội khác nhau trong bối cảnh Châu Á phải được chọn làm khởi điểm. Làm thần học theo cung cách ấy sẽ trở thành một công trình bao quát rộng rãi hơn là đơn thuần việc “đức tin đi tìm nhận thức” (fides quaerens intellectum), tức là công trình đức tin yểm trợ cho sự sống và tình yêu thương, cho công lý và tự do.

50. Bằng cách đó, thần học sẽ trởthành một tiến trình sinh động có sức mang lại ý nghĩa và tạo được điều kiện thuận lợi cho cuộc hành trình hướng tới sự sống, sẽ trở thành một bộ phận trong quy trình biến thành và sống sứ mệnh làm Giáo hội tại Châu Á.

B. NHỮNG ÐƯỜNG HƯỚNG MỤC VỤ

51. Làm môn đồ(discipleship)là một mô biểu mới trong việc tìm hiểu về Giáo hội. Cương vị này đòi hỏi Giáo hội phải là một Giáo hội truyền giáo. Vì thế, Giáo hội được kêu gọi tiến hành công tác phúc âm hóa đổi mới, tức là công khai giới thiệu Ðức Giêsu. Trong bối cảnh Châu Á, công tác phúc âm hóa đổi mới đòi phải có một cách thức biểu đạt đổi mới, những phương pháp và một nhiệt huyết đổi mới. Muốn được thế, thì cần phải có óc sáng tạo mục vụ.

52. Làm môn đồ trong Giáo hội làchấp nhận sống một cuộc hoán cải triệt để, cởi bỏ những đường hướng và cơ cấu gây ra chết chóc để chọn lấy lề lối hành động mang lại sự sống; thay đổi não trạng là điều kiện tiên quyết của một cuộc hoán cải như thế. Ðiều đó có nghĩa là phải gầy dựng một cộng đoàn bao gồm, không phân biệt văn hóa, giai cấp xã hội hay giới tính về mặt bình đẳng và quan hệ hỗ tương trong Giáo hội. Việc xây dựng này tất phải thực hiện bằng cách cổ xúy ý thức “thuộc về,” tức là làm phần tử của một đoàn thể, một cộng đoàn, dưới nhiều hình thức khác nhau: tạo điều kiện thuận lợi cho việc suy niệm Lời Chúa trong các nhóm nhỏ hay các cộng đoàn; dùng đến những giai đoạn cụ thể trong tiến trình cử hành các nghi thức để làm cho các nhóm khác nhau nhận ra được rõ ràng hơn ý nghĩa của phụng vụ; củng cố ý thức về sự việc làm phần tử của Giáo hội, đặc biệt là trong các gia đình, vì đó là môi trường đầu tiên của việc truyền thụ những giá trị của Nước Thiên Chúa; tăng cường việc giáo dân tích cực tham gia vào đời sống và sứ vụ của Giáo hội, đúng theo những quyền lợi họ đã nhận được từ các bí tích Rửa Tội và Thêm Sức; phát huy tinh thần tương trợ và hợp tác giữa nam giới và nữ giới trong mọi lãnh vực cuộc sống, tức là trong gia đình, giữa xã hội cũng như trong Giáo hội. Cần phải tìm hiểu cho kỹ lưỡng hơn về vị trí và vai trò của nữ giới ở trong Giáo hội, bởi vì tất cả chúng ta, nam cũng như nữ, đều là phần tử trong cùng một cộng đoàn-môn đồ.

53. Ngoài ra, còn có những yêu cầumục vụ khác cũng cần phải được đáp ứng theo đường hướng hoán cải nói trên, như các công tác sau đây: chỉnh đốn những lề lối thực hành có tính cách bất công hay kỳ thị –cách riêng đối với phụ nữ– trong các cơ cấu tổ chức của Giáo hội; nhìn nhận giới trẻ như là những người cộng sự bình đẳng trong sứ vụ, và có quyền được tôn trọng; đưa vào thực tế một chương trình nghiêm túc cho việc huấn luyện giáo dân và giáo sĩ về mặt thần học, một chương trình khả dĩ giúp cho họ theo dõi kịp những bước phát triển cập nhật trong thần học, ngõ hầu họ có thể ứng đáp thích đáng và hữu hiệu hơn, trước những thách đố gặp thấy trong cuộc sống thường nhật.

54. Làm môn đồ trong công tác cổxúy và thăng tiến đời sống cũng còn có nghĩa là dấn thân hoạt động nhằm biến đổi xã hội. Ngày nay, công tác này phải được thể hiện qua việc dấn thân sống tình liên đới với hết thảy những ai bị tước đoạt hết quyền sống về mặt kinh tế, và bằng cách ra sức vật lộn và đấu tranh cho công lý và hoà bình, cũng như bằng cách thiết lập những phương án thích ứng nhằm nâng cao mức sống kinh tế. Ðiều này cũng có nghĩa là biết kính trọng đón nhận như là sở hữu của chính Giáo hội, nền văn hóa của dân tộc mà Giáo hội cùng tiến bước trên đường khám phá cho ra những giá trị tiềm ẩn có khả năng mang lại sức sống.

55. Trong mục đích ấy, Giáo hội đãkhởi xướng và khai triển một tiến trình hội nhập văn hóa, và nhờ vậy mà Giáo hội càng cảm thấy tự tín hơn để biên soạn các thư mục vụ và các văn kiện hội đồng miền, cũng như để chia sẻ các tài liệu đó với các Giáo hội địa phương khác.

56. Vì là cộng đoàn-môn đồ, nênGiáo hội có bổn phận phải cùng hợp tác hoạt động với các Giáo hội và cộng đoàn kitô khác, cũng như với những người thành tâm thiện chí và với những người thuộc các tôn giáo khác: hợp tác bằng cách cùng dấn thân, cách riêng là qua giới giáo dân, vào trong các hoạt động trần thế nhằm thăng tiến đời sống con người. Ðể có được uy tín trong lãnh vực kinh tế, thì không những đơn thuần phát huy tri thức kinh tế qua việc nghiên cứu phê bình các mô hình kinh tế và những chính sách của các giới cầm quyền, nhưng hơn nữa, Giáo hội còn phải biết khuyến khích những kế hoạch kinh tế khả thi khác, cũng như phải biết sống một lối sống bình dị. Cần phải làm sao để các cấp lãnh đạo trong Giáo hội ra sức liên hệ nhiều hơn với người khác bằng những quan hệ đầy tình người, chứ không phải là chỉ có tính cách “thủ tục hành chánh.” Cần phải cấp thiết hiệu chính lại những cách kiểu khoa trương trang trọng, những hình ảnh méo mó về quyền bính và thái độ độc đoán trong Giáo hội, bởi vì những cách kiểu hành động như thế thì đều trái nghịch với hình ảnh Giáo hội của Con Người Nghèo và của Ðối Thoại.

57. Vì bản chất là thông truyền (PhúcÂm), nên Giáo hội phải xây đắp những mối quan hệ tốt với giới chuyên môn về truyền thông, và phải ý thức hơn về sức năng ảnh hưởng rộng lớn của truyền thông đại chúng, phải thấu hiểu về những kỹ thuật tiến hành của các phương tiện ấy, và phải đi đến chỗ nắm vững khả năng chuyên môn thực sự trong việc sáng suốt sử dụng chúng.

58. Kiên trì trong cố gắng tìm cách đápứng đúng mức đòi hỏi bức thiết của Phúc Âm, Giáo hội cũng cần phải nhận rõ rằng những cơ cấu tổ chức loài người của mình đều được thiết lập “từ bên dưới” theo tinh thần thích ứng đối với những yêu cầu chính đáng của thời đại và trong mối hòa nhịp với nền văn hóa của dân chúng. Qua những cung cách khác nhau này và trong tình liên đới bền chặt với tất cả, Giáo hội thực sự có khả năng để trung thực phản ánh dung mạo của Ðức Giêsu tại Châu Á cho toàn Châu Á.

KẾT LUẬN

59. Chúng ta đang chứng kiến hiện tượngkhai sinh một thế giới mới tại Châu Á. Ðại lục rộng lớn bao la và đông đúc dân cư này –một lục địa quả là phong phú vô ngần không những với nhiều nền văn hóa đa dạng và với nhiều tôn giáo khác nhau, mà còn cả với những tiềm năng vô ngần nữa, nhưng lại phải dồn dập gánh chịu những đợt tàn phá khốc liệt ngoài sức tưởng tượng, gây hại lớn cho cả dân chúng lẫn môi sinh– đang rên xiết giữa những đớn đau của hồi sinh nở. Từ cảnh phân hóa chia rẽ, tranh chấp, xung đột hung bạo và ngang nhiên tàn phá môi sinh, từ cảnh nhan nhãn xảy ra những bất công không kể xiết, và từ tình trạng xói mòn văn hóa, tắt một lời, từ tất cả những gì làm cho Châu Á phải gánh chịu cảnh đau xót tan nát tâm can, đang vọng rõ lên một tiếng rên la não nuột thống khổ. Ðó là nỗi thống khổ của người nghèo. Hàng triệu triệu người dân nghèo Châu Á đang rên xiết mong sao hưởng được một cảnh tái sinh tái tạo, mà chỉ có Thần Khí của Ðức Giêsu mới đem lại được.

60. Thúc đẩy bởi lòng yêu mếu,yêu mến dân chúng Châu Á và yêu mến Ðức Giêsu, chúng ta không có một chọn lựa nào khác ngoài việc phải để tâm lắng nghe tiếng rên la ấy. Sự sống mới đang thai nghén. Và không thể cứ phó mặc hình thức cũng như phẩm chất của cuộc tái tạo ấy cho những mưu đồ đen tối của các thế lực chính trị và kinh tế để rồi họ muốn thao túng lèo lái làm sao thì cũng được. Hệt như vị ngôn sứ ngày xưa, ngày nay Giáo hội có bổn phận thưa lên lời đáp trả: Lạy Chúa, xin hãy sai con, vì con là tôi tớ của Ngài.

61. Ðảm nhận sứ mạng này, chúngta không gánh vác lấy một mình, nhưng là cùng với các dân tộc của chính Châu Á, với những tín ngưỡng và những nền văn hóa khác nhau, với những giá trị muôn thuở của họ, là những giá trị đã được Thần Khí và Lời của Thiên Chúa thì thào và thốt lên ngay từ phút giây đầu của thời gian. Xét cho cùng rồi, chính Thiên Chúa của mọi dân tộc là Ðấng kêu gọi cộng đoàn-môn đồ, và cũng chính Ngài hiện thân trong Ðức Giêsu, là Ðấng đang đồng hành với chúng ta. Ðược Thần Khí hướng dẫn, chúng ta cùng lên đường thi hành sứ vụ.

62. Lạy Thiên Chúa là Ðấng yêu thươngvà trao ban Sự Sống, ngay từ đầu, Chúa đã kêu gọi chúng con là con dân Châu Á, sinh ra làm người, đi vào trong sự sống, và đã cho chúng con có được một di sản phong phú lạ thường với những nền văn hóa, những phong tục tập quán và những tín ngưỡng muôn hình thái. Là những anh chị em của nhau trong cùng một đại gia đình Châu Á của Chúa, chúng con xin cảm tạ và chúc tụng Chúa vì hết mọi ân huệ Chúa đã ban cho chúng con.

63. Sống giữa chúng con tại Châu Á,có vô số những người nghèo nhất trong những người nghèo: họ là hàng triệu những người đang mò mẫm đi tìm cho được không những một đời sống sáng sủa hơn, mà còn cả Sự Sống sung mãn nữa: Sự Sống mà chỉ một mình Chúa mới ban cho được. Chúng con đã nghe biết tiếng Chúa kêu mời chúng con phục vụ họ theo cung cách của Ðức Giêsu, Con Một của Chúa, là Ðấng đã phục vụ tha nhân bằng một tình yêu trọn vẹn, với một lòng vị tha tột độ, qua hành động tự trao hiến chính toàn thân mình.

64. Xin hãy gửi Thần Khí của Chúađến với chúng con, để chúng con có đủ sức năng và biết lấy tình yêu quảng đại mà cùng với các cộng đoàn khác, can đảm xoa dịu nỗi thống khổ anh chị em cơ cực của chúng con đang chịu, và cùng tiến bước với họ để đi tới Sự Sống bất diệt.

65. Ước chi Ðức Maria, Mẹ củaChúng con, tiếng nói và là Mẹ của người nghèo, là Người đã loan báo tin mừng giải phóng cho những người bé mọn, sẽ là bạn đường của chúng con, dẫn dắt chúng con đến với Con Mẹ là Ðường, là Sự Thật và là Sự Sống trong Nước của Chúa muôn đời bất tận. Amen.

Phanxicô X. NTH[3] & NTM trình dịch


[1] Tựa đề bằng tiếng Anh: BEING CHURCH IN ASIA: JOURNEYING WITH THE SPIRIT INTO THE FULLER LIFE. Final Statement of the First FABC International Theological Colloquium, April 10-16, 1994, Pattaya, Thailand.

[2] Hội nghị này đã bàn về chủ đề “Being Church in Asia in the 21st Century,” và nhằm vào hai mục tiêu chung: a) lượng giá các tài liệu đã được Ủy Ban Cố Vấn Thần Học của FABC đưa ra từ trước cho đến nay; b) đóng góp suy tư cho kỳ Ðại Hội 1995 (tháng giêng) của FABC tại Manila, Philippines. Ðến tham dự Ðại Hội, đã có 56 thành viên, gồm giáo dân, tu sĩ, linh mục và giám mục và thần học gia đến từ Châu Âu và Châu Á. Nếu FABC đã nghiên cứu chủ đề “Being Church in Asia” qua nhiều cuộc hội thảo chuyên đề khác nhau của các ủy ban như: BIMA (Ủy Ban đặc trách về Truyền giáo), BIRA (Ủy Ban đặc trách về công tác đối thoại liên tôn), BISA (Ủy ban đặc trách về các vấn đề xã hội), và BILA (Ủy Ban đặc trách về giáo dân), cũng như trong các kỳ họp khoáng đại của Liên Hiệp, thì đây là lần đầu tiên (trong quá trình của FABC) một Hội nghị chủ yếu nhắm vào thần học, đã được tổ chức.>

[3] Ðể ghi nhớ Mùa Phục Sinh 1995.