Hợp Tuyển Thần Học

Ơn Cứu Độ Trong Các Tôn Giáo Không Kitô

Ơn Cứu Độ Trong Các Tôn Giáo Không Kitô

Mục Lục

Battista Mondin

Bài viết  của Battista Mondin, mang tựa đề -La Salvezza nelle religioni  non cristiane-, đăng trong tạp chí CITTAÌ DI VITA, Gen.-Feb. (1990) 5-14.

Giáo Lý Cổ Truyền

Từ bản chất, Giáo hội là truyền giáo. Công đồng chung Vaticanô II đã xác định lại như sau: “Từ bản chất của mình, Giáo hội lữ hành ở giữa trần gian có sứ mạng phải truyền giáo, vì Giáo hội phát sinh từ chính sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, theo ý định của Thiên Chúa Cha. […] Được Thiên Chúa phái gửi đến với muôn dân để nên như “bí tích cứu độ phổ quát”, Giáo hội cố đem hết sức mình mà mang sứ điệp Tin mừng đến cho hết mọi người: làm thếtức là đáp ứng những đòi hỏi căn bản của công giáo tính, cũng như là để chu toàn mệnh lệnh đặc biệt của Đấng Sáng Lập [xem Mt 16, 15]” (TG 2 và 1).

Giáo hội là thân mình Đức Kitô, và vì thế là hiện thân liên tục của Đấng Cứu Độ loài người. Giáo hội là tiếng nói loan Tin mừng, là ngôn sứ công bố ơn cứu độ, là vị tố tế thông ban ơn cứu độ ấy. Giáo hội là hoa trái đầu muà của Vương quốc công lý, tình thương và hòa bình, nghĩa là của thời đại ơn cứu độ. Giáo hội là tàu cứu vớt mà Thiên Chúa đã gửi đến cho loài người, để mọi dân nước có được một nơi ẩn náu an toàn. Ngoài Đức Kitô và ngoài Giáo hội của Người, không thể có ơn cứu độ (Xem Cv 4, 12).

Đó là những chân lý làm nền tảng cho đà truyền giáo hăng say đã mạnh mẽ động viên Giáo hội trong thời các Tông đồ cũng như trong thời các vị tố đạo, trong thời các đội binh thánh giá cũng như trong thời chinh phục tân thế giới Châu Mỹ và thế giới thứ ba, rồi ngay cả trong thời đánh chiếm các thuộc địa cũng như trong thời hậu thuộc địa. Nhờ có nhiệt huyết truyền giáo mức ấy, nên Giáo hội đã thực sự trở thành là công giáo trong thực tế, chứ không phải chỉ mang danh nghĩa như thế trên lý thuyết mà thôi. Nhiều dân nước đã hân hoan đón nhận Tin mừng và đã trở thành những phần tố trọng yếu hữu hình trong Nước Thiên Chúa.

Tuy nhiên, trong mấy thập niên gần đây, đà hoạt động truyền giáo đã sút giảm đi một cách có thể nói là đột ngột, và ngay cả sứ điệp cứu độ của Giáo hội cũng xem ra mất sức thu hút và tính chất nhạy bén đi rất nhiều trước những thách đố kinh hoàng do hiện tốợng tục hóa gây ra trong Tây phương, và do các tôn giáo lớn nêu lên trong Đông phương. Vì theo giả thuyết chủ trương không cần biết đến Thiên Chúa và vì đặt hết cả niềm tin vào nơi con người nay đã trưởng thành tự lập, nên hiện tốợng tục hóa quét sạch hết mọi ý niệm về ơn cứu độ trong đời sau, vượt ra ngoài lịch sử hay là siêu nhiên. Loại cứu độ duy nhất mà người tục hóa lo đạt cho được, là hoàn toàn nằm trong mức giới của thời gian, là ở trong cuộc sống trên mặt đất này; do đó, người tục hóa không tha thiết gì đến một sự cứu độ cánh chung,tức là trong đời sau, như Giáo hội hằng loan truyền; kiểu cứu độ ấy là cái thừa.

Đối với những người theo các tôn giáo cổ truyền ngoài Kitô giáo, ở tại những nơi các tôn giáo này có ảnh hưởng lớn, thì cũng vậy, cho dù lý do có khác đi: chẳng hạn, các tôn giáo mạnh tại toàn vuìng Á Châu thường tự giới thiệu là “đạo”, rồi đồng thời dạy rằng “đạo” là những con đường cứu độ cho đời sau và những con đường này được coi là chắc chắn cùng đáng tin cậy không kém gì con đường của Giáo hội Kitô; do đó, Giáo hội trở thành thừa; con đường của Giáo hội không còn được coi là cần thiết (Tôi đã viết về điểm này trong quyển L’eresia del nostro secolo, Borla, 1971).

Đối diện với những trở ngại lớn lao như vậy, có người cảm thấy nản lòng, bỏ cuộc rút lui, hoặc là thay đổi chiều hướng, bỏ việc truyền giáo để làm việc cứu trợtừthiện, hay còn tệ hơn nữa: để hoạt động chính trị, có khi còn kết bè với các chính đảng chưng tôn giáo, chưng kitô ra mặt nữa.

Nhưng đó chỉ là cách xoay xở của một số cá nhân lẻ tẻ, chứ không thể nào được coi như là đường lối của chính Giáo hội. Nếu làm như thế, thì Giáo hội sẽ đi ngược lại với bản chất của chính mình và sẽ phản bội Vị Sáng lập nên mình, là Đấng đã phái gửi Giáo hội đi khắp thế gian để loan báo Tin mừng cho mọi tạo vật: “Các con hãy đi kêu gọi muôn dân làm môn đệ của Thầy, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy cho họ giữ tất cả những điều Thầy đã truyền cho các con” (Mt 28, 19″20).

Nếu sứ mệnh truyền giáo của Giáo hội vẫn mãi có giá trị, thì điều đó không có nghĩa là thái độ của các tín hữu kitô đối với các tôn giáo không kitô và các tín đồ các tôn giáo khác phải có tính cách chung quyết, không thể thay đổi được. Như mọi người đều đã rõ, mãi cho đến Công Đồng chung Vaticanô II, lập trường chung của các nhà thần học kitô (công giáo, chính thống giáo và tin lành) đối với các tôn giáo không kitô mới thoát ra khỏi được thái độ chối bỏ thẳng thừng và lên án gay gắt. Vẫn còn đó và cũng nên nhớ lại những gì Clêmentê thành Alexandria viết trong cuốn Protrepticos (Huấntừviết cho dân Hy lạp vào hậu bán thế kỷ thứ hai) và thánh Âugutinô nói trong mười cuốn đầu của tác phẩm De Civitate Dei, để khắt khe bài bác các tôn giáo không kitô. Tất cả các nhà thần học,từthời Trung cổ cho đến thời Hiện đại, đều đồng ý nhận rằng Giáo hội là con thuyền duy nhất có thể đưa loài người đến bến cứu độ, và coi các tôn giáo khác như là những hiện tốợng xấu xa ma quái.

Lập Trường Mới

Nhưng sau Công đồng chung Vaticanô II, trong bầu khí cởi mở và đối thoại giữa các tín hữu công giáo và các tín đồ không những của Chinh Thống giáo, của Tin Lành mà cả của các tôn giáo lớn khác trong thế giới nữa (chẳng hạn như cuộc gặp gỡ cầu nguyện với Đức Gioan Phaolô II tại Assisi hồi năm 1986), cũng như nhờ học biết sâu rộng hơn về các tôn giáo không kitô, đặc biệt là về Hồi giáo, Ấn độ giáo và Phật giáo, các nhà thần học công giáo đã đi đến chỗ bỏ hẳn hay ít ra là xét lại học thuyết về “mối xung khắc giữa Đức Kitô với các tôn giáo không kitô khác”, và cố tìm cho ra những câu giải đáp, những lập trường mới.

Theo Paul Knitter phân tích (xem P. Knitter, La Teologia delle religioni ad un crocevia, trong “Concilium”, bản tiếng Ý, 22 [1986] 1, tr. 133″143; bản t. Pháp: La théologie catholique des religions à la croisée des chemins, ” Conc.” N. 203/1986, 129-138) thì các lập trường mới này có thể xếp thành ba loại: a) Đức Kitô trong các tôn giáo; b) Đức Kitô vượt lên trên các tôn giáo; c) Đức Kitô với các tôn giáo. Hãy thử xem xét kỹ tống loại một.

Đức Kitô Trong Các Tôn Giáo

Giả thuyết đầu tiên này được tung ra tại đại hội về chủ đề ”Khả năng cứu độ của các tôn giáo không kitô” nhóm họp tại thành phố Nagpur, Ấn độ, hồi năm 1971. Đại hội đã nhận định rằng: “việc mạc khải và thực thi kế hoạch cứu độ phổ quát của Thiên Chúa đối với loài người thì kỳ cựu hơn bước khởi đầu của Giáo hội, và bao la bát ngát hơn là bốn ngàn năm lịch sử hạn hẹp một chiều của Do thái và Kitô giáo” (xem D.S. Amalorpavadass, Traditions religieuses, développement et libération, trong “Théologies du Tiers Monde”, tr. 213, L’Harmattan, Paris 1977). Giáo hội không thể ôm trọn hết cả hoạt động cứu độ của Đức Kitô biểu dương qua Thánh Linh của Ngài được. Do đó, không thể coi các tôn giáo Á châu là tiền-kitô, là hướng-về-kitô, và càng không phải nữa là không-kitô. Một phần nào đó, các tôn giáo ấy có tính cách kitô-giáo. Để cho vô tố hơn, thì giả thuyết này ưa gọi các tôn giáo này là “tôn giáo thế giới” hay la “các truyền thống tôn giáo của loài người”.

Đoạn văn căn bản của đại hội Nagpur đáng được trưng dẫn rộng rãi như sau đây: “Trong các tôn giáo (thế giới) ấy, chúng tôi nhận ra Đức Kitô và ân sủng của Ngài đang hoạt động. Dưới nhiều hình thái và nhiều cách thức khác nhau, mầu nhiệm khôn tả đang hoạt động ở giữa lòng mọi dân tộc trên trần gian để làm cho cuộc sống và những nguyện vọng của loài người có được một ý nghĩa tuyệt đối tối hậu. Được gọi bằng nhiều tên khác nhau mà không một ai có đủ khả năng để diễn tả nó cho chính xác, mầu nhiệm ấy đã được vén mở hẳn và đã được thông truyền ra trong Đức Giêsu thành Nadarét. Vì có một Đấng Quan phòng phổ quát đang hướng dẫn mọi người về với định mệnh cuối cùng của mình, và vì không một người nào có thể dùng sức riêng của mình để đạt tới được ơn cứu độ mà không cần Thiên Chúa trợ giúp, cho nên sự việc Thiên Chúa tự thông truyền chính mình ra cho con người không chỉ giới hạn ở trong phạm vi của truyền thống do thái”kitô, nhưng còn mở rộng ra cho toàn thể nhân loại, theo những cách thức và mức độ khác nhau trong cùng một kế hoạch cứu độ duy nhất của Thiên Chúa. Bởi vì có những người được cứu độ (nhờ ân sủng Thiên Chúa ban cho) trong bối cảnh truyền thống tôn giáo riêng của mình, thế nên tùy theo nhiều mức độ khác nhau, các sách thánh và các nghi thức phụng tự của các truyền thống tôn giáo trong thế giới có thể là những cách thức Thiên Chúa dùng để biểu lộ chính mình ra, và do đó cũng có thể đưa dẫn đến ơn cứu độ. Tất cả những nhận định trên đây không gây một sứt mẻ nào đến tính chất độc nhất vô nhị của kế hoạch cứu độ kitô, là kế hoạch đã được giao phó cho sứ mệnh gìn giữ cùng loan báo lời chung quyết mà Đức Kitô đã công bố cho thế giới, và xử dụng các phương thức cứu độ mà chính Ngài đã kiến tạo ra” (xem D.S. Amalorpavadass như trong ghi chú trước đây, tr. 215).

Giả thuyết trên đây, tung ra tại đại hội Nagpur, đã chiếm được lòng của nhiều nhà thần học Á châu và làm cho các vị này phải xác nhận rằng quả thật Đức Kitô đang hiện diện trong các tôn giáo thế giới, cho dù không có Giáo hội can dự. Và các truyền thống tôn giáo như thế cần phải được coi như là những “đạo”,tức là những con đường cứu độ đối với những ai đang đi trên đó. Tuy nhiên, theo thiển ý của tôi, cách giải thích trên đây cho dù có giá trị trong những gì đã nói lên, thì cũng chưa nói hết những gì cần phải nói tới, nghĩa là gặp phải thiếu sót giống hệt như luận thuyết của linh mục K. Rahner về “Kitô giáo vô danh” đã gặp; vì chínhtừluận thuyết này mà lối giải thích kia khơi nguồn hứng. Quả thật, đối với người tin vào Đức Kitô là Đấng Cứu độ duy nhất của nhân loại, thì các tôn giáo kia chỉ là những sản phẩm của văn hóa,tức là phát sinhtừtài năng của một dân tộc: tự nó, chúng tốt lành vì tạo nên được ở giữa lòng con người, những thái độ kính trọng, vâng phục và kính mến Thiên Chúa; nói cách khác: đó là những hình thức thể hiện của “conversio ad Deum” (thái độ quay về với Thiên Chúa); do đó, Thiên Chúa có thể đón nhận chúng như là lời ứng đáp (ưng thuận) đối với thánh ý và kế hoạch cứu độ của Ngài đưa ra. Nhưng, chính vì là sản phẩm của loài người, cho nên các tôn giáo kia phải chịu tình cảnh bất hảo, và như thế phải cần đến ánh sáng cùng ân sủng của Đức Kitô thì mới được cứu chuộc và được biến hình đổi dạng. Và dù có nằm trong chân trời hết sức mênh mông của ân sủng Ngài, các tôn giáo ấy cũng chưa gặp được Đức Kitô. Muốn được hoàn toàn ở trong Đức Kitô, các tôn giáo ấy cần phải được gắn liền vào thân thể của Ngài,tức là cần phải trở nên thành phần của Giáo hội Ngài. Điều này không thể có được mà không trải qua một cuộc hoán cải sâu rộng.

Đức Kitô Vượt Lên Trên Các Tôn Giáo

Không hài lòng với luận thuyết của Rahner, một số các nhà thần học quả quyết rằng các tôn giáo khác (không kitô) có một giá trị độc lập; cho dù, theo họ, Đức Kitô không phải là nguyên nhân duy nhất của ơn cứu độ, thì Ngài vẫn “ở trên” tất cả mọi tôn giáo và mọi dân tộc. Để giải cứu tín điều về tính chất độc nhất vô nhị (unicità), tính chất cứu cánh (finalità) và quy phạm (normatività) của Đức Kitô, các nhà thần học này đã dùng đến nhiều cách giải thích khác nhau. Có người cho rằng Đức Kitô là người “xúc tác” duy nhất đối với cả các tôn giáo khác nữa; linh mục Geffré thì cho rằng vì là Ngôi Lời Thiên Chúa làm người, nên Đức Kitô có quyền phổ quát trên tất cả mọi dân tộc; trong khi đó, vì nằm trong lịch sử loài người, nên Kitô giáo không có được quyền ấy (xem G. Geffré, “La mission de l’Eglise à l’âge de l’oecuménisme interreligieux,” Spiritus, tr. 6, 1987).

Tuy nhiên, tôi thấy rằng ngay cả giả thuyết này cũng không thể chấp nhận được hoàn toàn, vì nó đánh giá nhẹ ý nghĩa chiều hướng lịch sử của kế hoạch cứu độ: kế hoạch này vẫn còn tiếp diễn với và trong Giáo hội, chứ không phải đã chấm dứt với cuộc sống dương thế của Đức Giêsu Kitô. Chính thế, Giáo hội không phải đơn thuần là dấu chỉ ơn cứu độ đã hoàn thành, nhưng còn là lối ngõ chính yếu và căn bản thông ban ân sủng Đức Kitô mang lại, và chính vì thế mà được gọi là “nhiệm tích cứu độ đại đồng cho muôn dân”.

Đức Kitô Với Các Tôn Giáo

Có những nhà thần học đặc biệt quan tâm đến những đòi hỏi của nỗ lực đối thoại đại kết, thì nghĩ rằng nỗ lực này không thể nào đạt tới chỗ thành tựu được nếu một bên trong hai phía đối thoại cứ cho là mình nắm giữ chân lý tuyệt đối. Không những là quan điểm về xung khắc giữa Kitô giáo và các tôn giáo khác mà thôi, nhưng cả các giả thuyết về “Đức Kitô trong các tôn giáo” và “Đức Kitô vượt lên trên các tôn giáo” nữa cũng đều bị các nhà thần học này coi là chưa thỏa đáng. Theo các nhà thần học này thì để có thể đối thoại, điều kiện tiên quyết là mọi phía phải bình đẳng. Điều kiện đó được hội đủ nếu biết chấp nhận quyền tối cao tuyệt đối của Thiên Chúa đối với tất cả mọi sứ giả của Ngài, và biết nhìn nhận quyền bình đẳng căn bản giữa tất cả các vị “thiên sai”.

Theo ông R. Panikkar là người biện hộ hùng hậu và có thế giá nhất cho giả thuyết vừa nói trên, thì cần phải phân biệt rõ giữa Đức Kitô lịch sử và Đức Kitô “vũ trụ”, rồi từ đó phân biệt giữa Đức Giêsu thành Nadarét và Ngôi Lời (Đức Kitô hoàn vũ). Chỉ có một Đức Kitô Tư tế vũ trụ, chiếu sáng khắp nơi, mang lại nguồn hứng cho khắp nơi; còn việc Ngôi Lời nhập thể thì không phải chỉ có một lần. Ngôi Lời-Kitô hằng hữu và hoàn vũ đã nhập thể làm người trong Đức Giêsu thành Nadarét. Tuy nhiên, cuộc nhập thể ấy không phải là cuộc nhập thể duy nhất và cũng không phải là tuyệt đối. Trong những năm gần đây, Panikkar vẫn quả quyết rằng không một tên tuổi lịch sử nào có thể biểu đạt Đức Kitô một cách tối hậu được. Không một nhân vật lịch sử nào riêng một mình, có thể “khách thể hóa và hiện vật hóa” thực thể Đức Kitô một cách trọn vẹn được. Trong khi đó, Kitô giáo phải mạnh mẽ xác quyết rằng Đức Kitô hoàn vũ đã trở thành xương thành thịt cụ thể trong Đức Giêsu, và rằng đối với các tín hữu của mình, Đức Giêsu là hình thái tối hậu của Đức Kitô (xem R. Panikkar, The Unknown Christ of Hinduism, Maryknoll, N.Y. 1981).

Không Thể Chấp Nhận Được

Theo tôi nghĩ thì giả thuyết trên đây của ông Panikkar không thể nào chấp nhận được, bởi vì nó đi ngược lại với các tín điều kitô học đã được Giáo hội minh định một cách dứt khoát không thể xóa bỏ được tại các công đồng chung Nikêa, Êphêxô, Khalkêđôn và Cônstantinốp. Theo các tín điều này, Đức Giêsu thành Nadarét không phải chỉ là một hình thức hiển linh (tỏ lộ mình ra) nào đó của Ngôi Lời, nhưng chính là Con Một của Thiên Chúa Cha, là Ngôi Lời đã nhập thể một lần duy nhất và bằng một cuộc nhập thể không bao giờ còn tái diễn lại. Như thế, Đức Kitô cũng là Đấng Cứu Thế duy nhất, là con đường hy vọng có một không hai.

Thánh Âugutinô đã trình bày về chân lý này khi viết như sau ở trong cuốn De Civitate Dei (IX, 15): “Vì phải chết, nên tất yếu mọi người đều phải sống qua cảnh khốn khổ; bởi vậy, cần phải tìm cho ra một vị trung gian hội đủ điều kiện làm người mà vừa là Thiên Chúa, ngõ hầu cái chết hồng phúc của vị trung gian môi giới ấy sẽ dẫn đưa loài người đitừchỗ khốn khổ chết chóc đến tình trạng trường sinh bất tố: và trước đó, vị trung gian không được do dự nề hà chấp nhận cảnh sống chết chóc, nhưng đồng thời cũng không được cam chịu giữ mãi thân phận phải chết của mình. Dĩ nhiên là vị trung gian làm người hay chết, nhưng không vì thế mà làm cho thiên tính của Ngôi Lời bị suy suyển đi; ngược lại, vị ấy ôm trọn cả nỗi yếu hèn của xác phàm vào trong con người của mình, nhưng không sống mãi thân phận hay chết trong cái xác phàm đã tống được chính người làm cho sống lạitừcõi chết; bởi vì thành quả công trình môi giới của người trung gian chính là làm sao để ngay cả những kẻ được người làm môi giới, cũng không phải chịu thân phận trầm luân trong cõi chết đời đời, dù chỉ là về mặt xác phàm. Vì thế, đã cần đến một Vị Trung gian giữa chúng ta và Thiên Chúa, hội đủ các điều kiện này là: vừa mang tính chất tạm thời hay chết, vừa có đặc tính hưởng phúc vĩnh viễn, để có thể qua trung gian của yếu tố tạm thời mà tiếp xúc với những kẻ hay chết hầu chuyển đưa họ về với yếu tố vĩnh viễn”.

Trong cùng một tác phẩm, thánh Âugutinô đã đưa ra nhận định về những con đường cứu độ do các triết gia và các tôn giáo thế giới đề ra, và nói rằng các con đường ấy chỉ được dành cho một số ít người lỗi lạc, hay chỉ cho riêng một dân tộc nào đó. Rồi thánh nhân viết tiếp: “Ngoài con đường ấy (của Đức Kitô) –con đường luôn luôn rộng mở trước mắt loài người: vì đã được tiên báo cho hậu thế hoặc là vì đã được loan báo lúc thành tựu– không bao giờ có một ai hoặc đã, hoặc đang hay là sẽ có thể đạt đến được ơn cứu thoát” (Th. Âugutinô, De Civitate Dei, X, 32).

Giải Pháp Mới Mẻ Và Sâu Rộng Hơn

Nếu luận thuyết cổ truyền cho rằng giữa Đức Kitô và các tôn giáo khác có một mối xung khắc không thể nào san bằng được, và nếu các luận thuyết mới chủ trương Đức Kitô ở trong hay là ở trên các tôn giáo không kitô, hoặc là các tôn giáo ở trong Đức Kitô: đều không giải đáp vấn đề gay cấn nêu trên cho thỏa đáng được, thì thử hỏi có thể tìm ra được một giải pháp nào khả dĩ cùng lúc đảm bảo được một bên là tính chất nguồn gốc độc nhất và không thể thay thế được của Đức Kitô, và bên kia là phần đóng góp cứu độ trong các tôn giáo không kitô hay không?

Theo tôi nghĩ thì có thể có một giải pháp đáp ứng thoả đáng cho những đòi hỏi của cả hai phía nói trên; và đó là giải pháp nêu lên sự phân biệt rõ giữa con đường lịch sử của kế hoạch cứu độ và chân trời toàn diện của ơn cứu độ. Con đường lịch sử của ơn cứu độ đi ngang qua các Tổ phụ và dân tộc Ítraen, để tổng kết trong Đức Kitô và Giáo hội là Nhiệm thể của Ngài. Còn chân trời toàn diện của ơn cứu độ thì bao gồm hết thảy nhân loại kể từ thời các tổ tiên cho đến tận thế. Con đường lịch sử ơn cứu độ thì riêng biệt, nhưng có tác dụng phổ quát cho muôn dân vì ơn cứu độ này tỏa rộng đến hết mọi người. Dù thế, các tôn giáo vẫn là những con đường ưu việt qua đó ân sủng của Đức Kitô tuôn tràn ra ngoài Giáo hội. Do đó, các tôn giáo khác nhau trong thế giới không phải chỉ đóng vai trò vỏn vẹn nhân bản hay văn hóa mà thôi, nhưng còn giữ cả vai trò cứu độ nữa. Đó là luận thuyết sẽ được trình bày rõ hơn sau đây.

Chân trời toàn diện của ơn cứu độ được chọn làm khởi điểm: ý định cứu độ phổ quát của Thiên Chúa bao trùm cả nhân loại kể từ thời khởi nguyên. Không ai có thể chối cãi được là có một thời trước Đức Kitô và một thời sau Đức Kitô, nhưng không thể nói là có một thời có ơn cứu độ và một thời không có ơn cứu độ. Rất nhiều đoạn văn trong Kinh Thánh dường như cũng tỏ ý biện hộ cho điều đó. Đặc biệt là những đoạn sau đây: “Thiên Chúa thương mến các dân tộc” (Đnl 33, 3); “Tình thương Chúa chan hòa mặt đất” (Tv 32, 5); “Khôn ngoan và Thần khí Ngài yêu thương toàn cõi trái đất” (Kn 1, 7).

Thánh Phaolô công bố Đức Kitô là nền tảng và là khối đá đỉnh vòm của toàn bộ lịch sửcon người: mọi sự đã được tạo dựng bởi Ngài và trong Ngài, mọi sự tồn tại nhờ Ngài, và mọi sự đều quy hướng về với Ngài; trong Ngài, Thiên Chúa đã muốn giảng hòa muôn vật với chính mình (xem Cl 1, 15″20). Thánh Gioan giới thiệu Đức Kitô như là Chúa tể càn khôn: trong đoạn mở đầu Phúc âm thứ bốn, tác động của Đức Kitô được mô tả theo hai chiều kích song đôi: một đàng là qua sự hiện diện của Ngài ở trong thế giới như là ánh sáng và sự sống thần linh của mọi người, và đàng khác là qua sự kiện lịch sử Ngài đến trong nhân thế, tức là trong “nhà của Ngài”; và trong Sách Khải huyền, Đức Kitô, “Đấng Đầu hết và Sau hết, là Đấng Hằng sống” (1, 18), được giới thiệu như là Chiên Con đã bị sát tế và đã toàn thắng ngay từ thuở tạo thiên lập địa (13, 8), đang nắm trong tay cuốn sách ghi chép nhũng bí quyết của lịch sử (5, 6-9).

Trong phạm vi chân trời toàn diện của ơn cứu độ, Thiên Chúa hành động theo một “kế hoạch dựa trên khôn ngoan”, còn trong con đường lịch sử của kế hoạch cứu độ, thì Ngài hành động qua tác động bí tích. Từ ngữ “kế hoạch dựa trên khôn ngoan” muốn chỉ về hành động của Thiên Chúa triển khai trong thế giới “qua trung gian của sự Khôn ngoan và Thánh Linh của Ngài, như đã được mô tả trong bộ sách lớn gọi là các sách khôn ngoan, cũng như trong các chương đầu tiên của sách Sáng thế, của sách Đệ nhị luật, sách các Tiên tri và của các văn bản Tân ước” (P. Rossano, “Teologia e religioni: un problema contemporaneo”, trong Problemi e prospettive di teologia fonda” mentale, tr. 372; xem thêm J. Daniélou, Saggi sul mistero della storia, ttr. 128″134, Morcelliana, Brescia 1963).

Học thuyết này — học thuyết cho rằng trong lãnh vực ơn cứu độ, cần phải phân biệt giữa một bên là chân trời rộng lớn bao trùm hết thảy mọi người, và bên kia là con đường trực hướng đến họaa động bí tích ở trong một phạm vi thu hẹp (phạm vi Dân Thiên Chúa) — là hoàn toàn thỏa đáng đối với các đòi hỏi của chân lý nói về ý định cứu độ phổ quát của Thiên Chúa. Nhưng học thuyết này giải thích như thế nào về tín điều minh định rằng Giáo hội là nhiệm tích phổ quát của ơn cứu độ, một tín điều chắc chắn không kém gì chân lý trên đây? Đã giải thích khá chỉnh: quả thật, vai trò của Giáo hội không phải là vai trò của nguồn gốc, của ‘nguyên nhân tác thành’ chính yếu của ơn cứu độ, nhưng của ‘nguyên nhân dụng cụ’ chính (mà cũng không phải là chuyên nhất) và của dấu chỉ chắc chắn về ân sủng Thiên Chúa ban; Giáo hội là nhiệm tích chỉ cho thấy, làm chứng cho biết và biểu hiện cho rõ về sự việc ơn cứu độ đã được ban ra ở đâu và trong cách thức nào.

Giáo hội có sứ mệnh làm nhiệm tích cứu độ không những đối với từng cá nhân riêng rẽ, nhưng còn đối với cả các đoàn thể xã hội, các dân tộc và các quốc gia nữa. Vì là Dân mới của Thiên Chúa, nên Giáo hội cũng là chiếc đèn sáng chiếu soi và hướng dẫn các dân tộc khác, các nền văn hóa và cả các tôn giáo của họ nữa, cho dù các tôn giáo này vốn là những con đường cứu độ. Bởi vì các tôn giáo này chỉ là những con đường ngòng ngoèo, đầy chông gai chướng ngại gây lệch lạc do bởi sự kiện trí tuệ con người khó mà hiểu thấu được cái Linh vực; và lại càng không thể dùng các nghi thức và các lễ bái phụng tự mà bắt lấy được.

Những hình thức tôn giáo của loài người, kể cả những hình thức tiến bộ tinh vi và tinh ròng nhất cũng không khỏi phản ánh, qua nhiều khía cạnh khác nhau, tình trạng hay sai lầm bẩm sinh của trí tuệ con người và cách thức lệch lạc trong lối xử dụng tự do, cũng như thái độ ít dễ bảo của con người đối với tác động soi dẫn của Thánh Linh. Các văn kiện của Công đồng chung Vaticanô II đã thẳng thắn nói đến các điểm thiếu sót kia ở trong các hình thức tôn giáo giữa loài người và đã vạch rõ cho đó là vết tích của ảnh hưởng Ác thần (xem GH 16, 17; TG 9, 11.1). Do đó, xét về mặt thần học, “các tôn giáo lịch sử và nội dung giáo lý của chúng không những không phản ánh trung thực được chân lý thuần túy và thực tại thần học làm căn bản cho chúng, mà còn chứa đựng nhiều hình thức thiếu sót, suy biến, sai lầm và bại hoại tôn giáo. Vì thế, tính cách mập mờ nước đôi của những gì là linh thiêng cũng như các tôn giáo” (H.Fries, “Das Christentum und die Religionen der Welt”, trong Das Christentum und die Weltreligionen, tr 24, Wurzbírg 1965).

Phần đông các nhà thần học đều dừng lại ở mức nhận định này: một đàng, họ nhận rằng cả các tôn giáo không kitô cũng có thể là những con đường cứu độ và, đàng khác, họ khẳng định rằng các tôn giáo này nhất thiết cần đến hoạt động của Giáo hội là nhiệm tích phổ quát của ơn cứu độ, để nhờ đó mà được chỉnh đốn và trở thành hoàn bị. Nhưng chúng tôi xin bàn xa hơn như sau:

Những tín đồ theo các tôn giáo không kitô (như Do thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn giáo, v.v…) đạt đến ơn cứu độ trong cách thức tương tự như các tín hữu kitô, nghĩa là nhờ việc thi hành ba tác vụ chính của Đấng Thiên sai Cứu thế; đó là các tác vụ tư tế, tác vụ sứ ngôn và tác vụ quản trị/hướng đạo: tác vụ quản trị là khi làm chủ chính mình; tác vụ sứ ngôn là khi họ loan báo và phổ biến các giá trị tôn giáo cũng như tất cả mọi giá trị trường tồn góp phần làm cho nhân loại tiến bộ không những về mặt vật chất mà cả về mặt tinh thần nữa; còn tác vụ tư tế thì bằng cách tiến hành các nghi thức phụng tự của riêng mỗi tôn giáo.

Và làm thế nào để giúp chỉnh đốn và hội nhập các tôn giáo không kitô: thì đó là công trình có thể phát hiện được bằng cách phân tích kỹ lưỡng những nguyên tố khác nhau cấu tạo nên các tôn giáo ấy và đem các nguyên tố đó so sánh với những gì Thiên Chúa đã ban cho Dân của Ngài.

Chúng ta biết rằng chính Thiên Chúa đã lấy lòng nhân lành mà cung ứng cho Dân Ngài (Dân cũ cũng như Dân mới) những yếu tố căn bản của ơn Ngài cứu độ: đầu tiên là với Lề Luật của Môsê, rồi sau đó với Phúc Âm Ngài đã làm cho Dân Ngài biết các chân lý chính yếu liên quan đến Thiên Chúa, đến con người, đến thế giới, đến lịch sử nhân loại cũng như liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống con người; Ngài đã vén mở cho Dân Ngài thấu hiểu về các giá trị tối hậu, đã ban cho họ những luật lệ, những nghi thức, những cơ cấu tổ chức và những tác vụ cần thiết. Tất cả những điều ấy làm tiêu chuẩn giúp họ có thể cầm cân nảy mực một cách vững chắc mà đánh giá, phê bình cũng như hoàn thiện các tôn giáo không kitô.

Khi phân tích kỹ các tôn giáo, thì sẽ nhận ra rằng trong tất cả các tôn giáo không kitô, kể cả các tôn giáo gần Kitô giáo nhất như Do thái giáo và Hồi giáo, người ta gặp thấy những nét dị biệt rất lớn đối với các nguyên tố căn bản làm nên “nền văn hóa tôn giáo” của Dân mới Thiên Chúa, “bởi vì trong nhiều điểm, những lối hành động và cách thức sống, những huấn giới và giáo thuyết của các tôn giáo kia khác hẳn với những gì chính Giáo hội tin nhận và đề ra” (NK 1).

Tuy nhiên, dù có những khác biệt to lớn, Công đồng chung Vaticanô II cũng không tiên thiên gạt bỏ đi những nét đặc thù của các tôn giáo khác, nhưng trái lại, giữ một thái độ kính cẩn và coi trọng nhất là đối với các giá trị đích thực, và khuyên các phần tử trong Giáo hội hãy “lấy khôn ngoan và bác ái mà đối thoại và hợp tác với tín đồ các tôn giáo khác bằng cách không ngừng làm chứng cho đức tin và cho đời sống kitô, ngõ hầu gìn giữ và đẩy mạnh những giá trị thiêng liêng, luân lý đạo đức cũng như văn hóa xã hội gặp thấy ở trong các tôn giáo ấy” (NK 2).

Kết Luận

Từ cuộc phân tích về vai trò cứu độ của các tôn giáo không kitô, có thể rút ra được ba nhận định kết luận như sau:

  1. Nguồn suối từ đó xuất phát ơn cứu độ là duy nhất, tức là có một không hai, và nguồn suối đó chính là Đức Giêsu Kitô: trong Ngài, với Ngài và nhờ Ngài, Thiên Chúa đã muốn thiết lập một mối quan hệ tình yêu và ân sủng với tất cả mọi người;
  2. Giáo hội, Dân mới của Thiên Chúa, Thân mình của Đức Kitô, có nhiệm vụ chính thức loan báo Tin mừng và làm nhiệm tích phổ quát của ơn cứu độ cho muôn dân;
  3. Các tôn giáo không kitô cũng là những phương thế lưu chuyển ơn cứu độ, có thể dẫn đưa con người đến với Đức Kitô, với điều kiện là đã sẵn có, hoặc sẵn sàng đón nhận các phương thức cứu độ phù hợp với ý định của Thiên Chúa và đã được rộng ban cho Dân Ngài, là Giáo hội, nhờ công nghiệp của Đấng Cứu Thế.

Sesto Quercetti Hoàng Văn Lục chuyển ngữ