Hợp Tuyển Thần Học

Niềm Tin Của Đức Maria: Món Quà Siêu Đẳng Của Chúa Thánh Linh

Niềm Tin Của Đức Maria: Món Quà Siêu Đẳng Của Chúa Thánh Linh

Mục Lục

Agnes Cunning ham[1]

Qua Chúa Thánh Thần, mầu nhiêm về lòng tin của Đức Maria vừa được ẩn giấu, lại vừa được mạc khải ra trong Kinh Thánh và Truyền thống sống động, và được trung thực lưu truyền kể từ thời các tông đồ cho đến nay.[2] Mầu nhiệm ấy ẩn kín trong những gì Lời mạc khải của Thiên Chúa đã không vén tỏ cho biết về Đức Trinh nữ Maria. Nó lộ hiện rõ ràng qua những gì có thể đọc thấy nơi các văn đoạn kinh thánh nhắc đến ngài.[3] Trong Thánh Truyền – qua đường lề lối giải thích xác thực và đáng tin cây của Giáo hội về Lời đã được viết ra của Thiên Chúa, Lời đề cập, trực tiếp hay gián tiếp, đến Đức Maria;”[4] trong các điểm giáo huấn và tín điều mà Huấn quyền công bố; và qua việc cử hành sinh hoạt phụng vụ, là “yếu tố cấu thành của Truyền thống thánh thiện và sống động”[5] – mầu nhiệm ấy cũng đã được nêu rõ sáng tỏ. Nhưng cùng lúc, mầu nhiệm về lòng tin của Đức Maria cũng vẫn còn tiềm nặc trong những vấn đề chưa được giải đáp đầy đủ, dù có liên quan đến chân lý nòng cốt và nền tảng của Đức tin kitô, những vấn đề mà trí óc con người hằng không ngừng thắc mắc nêu lên nhằm vào: cuộc Phục sinh của Đức Giêsu Kitô,[6] cùng với hết thảy các mầu nhiệm khác nữa trong cuộc đời của Ngôi Lời Thiên Chúa Nhập thể. Cả những gì được phát biểu ra lẫn những gì còn nằm trong vòng thinh tặng, đều hé tộ cho thay mầu nhiệm về lòng tin cùa Đức Maria và đưa đến chỗ nhìn nhận tính cách ưu việt của sự hiện diện tiên tri cùng với hoạt động không ngừng của Chúa Thánh Thần nơi con người và trong cuộc đời Đức Maria. Qua cuộc ngẫm suy về nhũng ân huệ tuyệt đỉnh và cao trọng mà Thần Khí đặc biệt ban tặng cho Đúc Maria, tín hữu sẽ có thể khởi sự nắm bắt được một cách trọn vẹn hơn, mầu nhiệm về lòng tin của Đức Maria và ý nghĩa của mầu nhiệm ấy đối với Giáo hội và thế giời.

Bài viết này sẽ trình xuất một sá điểm suy tư, bao gồm: 1) Mầu nhiệm về lòng tin của Đức Maria; 2) quá trình diễn tiến của mầu nhiệm ấy kể từ cuộc Truyền tin cho đến biến cố Canvariô;[7] và 3) ý nghĩa của mầu nhiệm này đối với giai đoạn thứ hai trong cuộc chuẩn bị tiến vào Thiên kỷ thứ Ba, một thời gian – một năm – “được đặc biệt dành riêng để hướng lòng về với Chúa Thánh Thần, và với sự hiện diện tác thánh của Người ở giữa lòng cộng đoàn các môn đồ Đức Kitô.”[8]

Mầu nhiệm lòng tin của Đức Maria

Các thế hệ tín hữu đã coi đoạn Tin Mùng trình thuật về biến cố Truyền tin như là văn đoạn phát biểu rõ ràng nhất về lòng tin của Đức Maria.[9] Với lòng tin được củng cố và gia cường nhờ việc noi theo gương mẫu của Đức Maria, không biết bao nhiêu con người nam và nữ đă được thôi thúc để thốt lên hai tiếng “Xin vâng!” của riêng mình trước kế hoạch của Thiên Chúa! Tuy nhiên, dù có nhận rằng cuộc “Truyền tin cho Đúc Maria là biến cố đánh dấu việc mở màn của “thời viên mãn”[10] thì cũng không phải qua chính biến cố này tín hữu mới có thể thấy rõ tỏ tường toàn bộ tiến trình về lòng tin của Đức Maria. Trước khi tiến vào trọng đại ấy, Đức Maria đã sống qua thời thơ ấu và niên thiếu của mình như là “thiếu nữ Xion tuyệt vời.”[11] Sứ thần đã chào mừng Đức Maria như là đấng đầy ân sủng, phản chiếu “ánh huy hoàng của sự thánh thiện hoàn toàn độc nhất vô nhị”‘[12] đã được trao ban cho ngài kể tù khoảnh khắc ngài bắt đầu hiện hũu trong tòng mẹ mình.

Tín điều về Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội đã được minh định hết sức minh bạch và cô đọng trong lời công bố như sau cùa Đức Giáo hoàng Piô IX:

Nhờ vào ân phúc đặc biệt của Thiên Chúa toàn năng, cũng như nhờ vào công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ nhân loại, mà ngay từ lúc mới tượng thai, Đức Nữ Rất thánh Đồng trinh Maria đã được gìn giữ cho khỏi vướng nhiễm mọi vết nhơ cùatộì nguyên tổ.[13]

Như thấy trong lịch sử, việc tập trung nhấn mạnh đến tình trạng Đức Maria được gìn giữ cho khỏi vướng nguyên tội, đã có xu hướng làm cho thiếu lưu tâm đến tình trạng thánh thiện hoàn toàn độc nhất vô nhị – mà Đức Maria đã nhận được do ân sủng Thiên Chúa – cùng với nhũng ý nghĩa tích cực tình trạng ấy gợi lên. Bức Tông thư minh định tín điều Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội đã không quên nhắc đến khía cạnh ấy của mầu nhiệm này. Trong tình trạng được gìn giữ cho khỏi tội nguyên tổ, Đúc Maria đã được phú ban ân sủng của Chúa Thánh Thần. Ngài được tuyên tôn là [đấng]:

Tinh tuyền, và tinh tuyền về mọi mặt; trinh trắng và trinh trắng tuyệt bực; vô tì vết, và hoàn toàn vô tì vết; thánh thiện và sạch hẳn mọi vết nhơ tội lỗi; hoàn toàn trinh khiết, hoàn toàn thanh sạch, gương mẫu tuyệt bực về tình trạng trinh khiết và thanh sạch; xin đẹp hơn cả cái đẹp, đáng yêu hơn cả cái đáng yêu, thánh thiện hơn cả sự thánh thiện, đặc biệt thánh thiện và tuyệt bực tinh tuyền trong linh hồn và thân xác; đấng trỗi vượt trên hết nhũng gì là nguyên tuyền và đồng trinh; đấng duy nhất đã trở nên chốn cư ngự của hết thảy mọi ân sủng xuất phát từ Thánh Thần Tối cao.”[14]

Đức Maria được nhận là “niềm hãnh diện duy nhất cùa con người mang bản tính ô uế chúng ta.”[15] Về ngài, có người đã mô tả như sau: “Để có được một ý niệm toàn diện về ngài, thì không thể nào kết hợp làm một, hết thảy nhũng gì cần quy gán [cho ngài] cùng vói tất cả nhũng gì cần phải loại bỏ [khỏi ngài].”[16]

Trong một đoạn viết, với một lối biểu đạt hết sức dễ hiểu, Đức Hồng y Pierre de Bérutte đã giúp làm sáng tỏ tầm trọng yếu có sức ảnh huỏng đến toàn bộ mầu nhiệm Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội. Theo Bérulle, có ba “thời kỳ” mà mọi con người đều phải trải qua trong cuộc đời mình, đó là: thòi kỳ khởi đầu của tình trạng bán tính (được thụ thai), thòi kỳ khỏi đầu của tình trạng ân sủng (chịu phép rửa), và thời kỳ khởi đầu của đời sống ân sủng (có khả năng ứng thuận đối vói tác động của ân sủng nơi một con người khi đã bước vào tuổi khôn).[17] Béruite quả quyết cho rằng, trong mọi con người, ba thòi kỳ ấy tồn tại hoàn toàn riêng biệt vói nhau, và thuòng diễn ra cách nhau trong một quãng thòi gian khá xa.

Tuy nhiên, nơi Đức Nữ trinh, ba thái trạng ấy được phối nhập làm một với nhau; tình trạng bản tính, tình trạng ân sủng và thời kỳ khởi đầu của đời sống ân sủng, cùng tác động ân sủng hướng về Thiên Chúa, đã được trao ban cho Ngài một cách đồng thời, vào cùng một thời điểm.[18]

Nói cách khác, nhờ vào ân sủng của Thiên Chúa, cũng như dựa vào những công nghiệp về sau của Đúc Gìêsu Kitô, Đức Maria đã được tạo dựng, được đón nhận những ân huệ phép rửa, và được ban cho ơn khỏi vướng mắc “một tội riêng nào, suốt cả cuộc đòi mình.”[19] Tín điều về Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội tỏ lộ cho thấy mầu nhiệm về những ân sủng đặc biệt, độc nhất vô nhị, được phú ban cho người nữ đã được tuyển chọn để làm mẹ Con Thiên Chúa Nhập Thể.

Vì Kinh Thánh vẫn giữ thái độ im hơi lặng tiếng – và có lẽ cũng vì Đức Maria đã chẳng nói gì về mình – nên không ai có thể hiểu hết được mọi điều về những năm tháng đầu đời của ngài. Bức màn thinh lặng bao phủ lên trên mầu nhiệm về lòng tin của Đức Maria, kéo dài là khoảnh khắc đầu tiên ngài chào đời cho đến biến cố được lấy làm mốc điểm giúp lần theo quá trình hình thành và phát triển của lòng tin ấy. Có lẽ chính vì thế mà ở đây, cần phải nhờ đến một thứ trực giác – như Jean Guitton từng đề xuất – mới hầu nắm được nét đặc trưng vốn dĩ đã có từ trước nơi Đức Maria, và theo sát ngài trong từng bước đường ngài đi, từ thời điểm Truyền tin cho đến những giờ phút thương đau trên đồi Canvariô, lúc mà ngài “đã hoàn toàn trưởng thành cùng với quá trình mạc khát tiệm tiến của Lời”.[20] Guitton nhận định như sau: “Một trong những đặc nét đầu tiên dễ nhận ra noi Đức Nữ trinh, khi ngài còn là một hài nhi, có lẽ là khả năng lắng nghe và đặt câu hỏi’.”[21] Dựa vào khả năng ấy của Đức Maria, thì có thể thâu tóm được mầu nhiệm về lòng tin của ngài. Ngài đã lắng nghe, ngài đã đặt câu hỏi, và ngài đã tin. Khả năng ấy – lần đầu tiên được bộc lộ ra trong cuộc viếng thăm của sứ thần – đã tiếp tục thể hiện rõ vào mỗi giai đoạn có tính cách then chốt trong cuộc đời ngài.

Từ biến cố Truyền tin cho đến cảnh đồi Thập giá

Mầu nhiệm về lòng tin của Đức Maria, xét từ biến cố Truyền tin cho đến giờ phút đứng dưới chân Thập giá, là một bức họa đan xen thành từ tranh tối lẫn tranh sáng, từ nhũng gì được nói lên lẫn nhũng gì còn tiềm ẩn trong vòng thinh lặng. Tình trạng vô nhiễm nguyên tội của Đức Maria không hề miễn trừ việc ngài – dù được tuyên tôn như là đấng “đầy ân sủng,” thì cũng – phải sống qua kinh nghiệm đức tin của con người. Câu chuyện về kinh nghiệm sống đức tin ấy của Đức Maria đã được ghi lại trong Kinh Thánh. Ở đó, có thể đọc thấy được những lời do chính miệng ngài thốt ra hoặc những lời phát biểu về ngài. Ở đó, có thể nhận thấy được thái độ lặng thinh và trầm tư suy ngẫm trong lòng của Đức Maria.[22] Cùng với quá trình mạc khải tiệm tiến của Lời, sự hiểu biết và nhận thức của Đúc Maria cũng được đào sâu thêm; ngài cũng trưởng thành lên trong khả năng quy hướng về với Thiên Chúa, khả năng đón nhận sự sống của Thiên Chúa nơi mình, và khả năng thuận theo ân sủng của Người. Đấng được ca ngợi là đầy ân sủng, cũng đã sống qua kinh nghiệm trưởng thành lên trong tình trạng gia tăng của ân sủng tràn đầy ấy, hằng cảm nghiệm thứ ân huệ không ngừng được trao ban của Chúa Thánh Thần và sức năng động [Súvapu;] vĩnh cữu của Tối cao trong cuộc đời mình.

Đánh dấu một khoảnh khắc trọng đại trong bước đường sống kinh nghiệm đức tin cùa Đức Maria, đoạn trình thuật về biến cố Truyền tin phải được ngẫm đọc dựa theo bối cảnh đời sống nội tâm của Đức Maria tính từ trước cho đến thời điểm diễn ra biến cố ấy. Hans Urs von Batthasar đã hùng hồn diễn tả về điều này như sau:

“Nơi Đức Maria […], toàn bộ lòng tin của dân Itrael, khởi đầu với lòng tin vốn chưa từng thấy của Abraham, được kết tụ thành một, một thứ lòng tin quy hướng về Đức Kitô và hằng giữ vai trò như là mẫu gương cho các kitô hữu. […] Trong việc thiết lập Giao ước mới, vốn là thứ Giao ước đã được minh nhiên khẳng định như là “thành tựu” của Giao ước Cũ, làm sao hết thảy mọi yếu tố vô cùng tích cực của Giao ước này lại không được kể đến? Làm sao Đức Kitô có thể đi vào lịch sử cứu độ mà lại không để tất cả những gì có tính cách tích cực như thế được trao ban cho mình qua Mẹ của Người? Rõ ràng là qua hành vi tuyên xưng trọn vẹn đức tin – biểu hiện tình trạng tự do dứt khoát, không chút dính bén với tội nguyên tổ – của Đức Maria, lòng tin của Abraham không những được quy kết lại, mà còn được làm cho trở nên siêu việt nữa…”[23]

Trong lời chào mừng của sứ thần, Đức Maria đã nhận ra được một thách đố và một lời mời gọi. Thách đố đặt ra cho ngài chính là việc ngài phải làm sao đó để lòng tin của mình được trỗi vượt lên trên lòng tin của Abraham, lòng tin của các thế hệ tiền nhãn, lòng tin của dân ítraen. Ngài được mời gọi đưa lòng tin của mình tiến vào môt tình trạng thâm sâu mới mẻ, mặc lấy cho nó một phẩm chất mới lạ; và lòng tin ấy đã được thể hiên cả qua ý chí tuân phục của Đức Maria, lẫn qua thái đô tin tưởng của ngài vào việc Thiên Chúa sẽ hoàn thành những gì Người đã hứa. Thánh Âugutinô đã miêu họa sinh động về khoảnh khắc truyền tin ấy như sau:

“Sứ thần loan tin, Đức Nữ Trinh lắng nghe, tin tưởng, thụ thai, tràn đầy niềm tin trong lòng, mang trọn Đức Kitô trong dạ.” [24]

“Tràn đầy lòng tin và thụ thai Đức Kitô trong tâm hồn trước khi mang thai Người trong tòng dạ, ngài đã thưa tên: ‘Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa; xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần bảo.”[25]

“Đức Maria đã tin, và điều ngài tin đã được thành tựu nơi Ngài.’ [26]

Vén mở cho thấy một khía cạnh trong mầu nhiệm về lòng tin của Đức Maria, đoạn trình thuật Truyền tin tự nó, chưa biểu đạt trọn vẹn mạc khải về mầu nhiệm này. Trong chuyến trẩy đì vội vã đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuda, chắc hẳn Đức Maria đã trầm tư, suy ngẫm về biến cố ngài vừa sống qua. Lời chào đón cùa bà Êlidabét làm như gợi tại điều thách đố và lời yêu cầu kia, cũng như xác nhận lại lời hứa và việc thành tựu lời hứa ấy, tức là những gì nói đến trong buổi Truyền tin. Là nữ tỳ yêu dấu của Đấng Tối cao, hiền thê trinh trong của Chúa Thánh Thần, người Mẹ tuyển chọn của người con rất thánh được gọi là Con Thiên Chúa, Đức Maria đã – một lần nữa – hân hoan bày tỏ thái độ đáp trả. Phản ánh thị kiến của các ngôn sứ,[27] niềm trông đợi của ítraen,[28] lòng tín trung của Đấng Toàn năng,[29] khúc ca tán tụng của Đức Maria biểu lộ cho thấy rõ một thứ trực giác đức tin đã bước sang một giai đoạn tiến phát mới mẻ, bởi khả năng phục thuận Thiên Chúa nơi ngài đã thực sự gia tăng thêm hẳn.

Giai đoạn thứ hai trong tiến trình trưởng thành về lòng tin của Đức Maria được ghi lại trong các đoạn trình thuật về thời thơ ấu của Đức Giêsu. Các đoạn trình thuật này kể đến nhiều sự việc khác nhau, như: nỗi lao tâm khổ tứ của thánh Giuse trong những hoàn cảnh khó khăn chung quanh biến cố hạ sinh Đức Giêsu; cuộc tha hương lánh nạn sang Ai Cập; nhũng tài tiên tri của Simêon; biến cố Đức Maria lạc mất Con mình. Không kể đến những lời Đức Maria đã nói với Hài nhi, khi ngài và thánh Gìuse tìm được Người trong đền thờ, thì những sự việc vừa nêu được khắc họa nên bằng chính thái độ giữ thinh lặng của Đức Maria, khi ngài ghi sâu và ngẫm suy trong lòng hết thảy những gì ngài đã nghe và chứng kiến.[30] Cùng lúc, phần lớm các sự việc ấy cũng được họa dệt giữa bóng tối đức tin phủ kèm với quá trình nhận thức từng bước về “hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong đó Con mình phải hoàn thành sứ mạng của Người giữa nhũng hiểu lầm và khổ đau.” [31]

Thái độ “vâng phục trong đức tin”[32] của Đức Maria – thể hiện qua lời ngài đáp trả với sứ thần – không chỉ thu hẹp vào trong khoảnh khắc Truyền tin. Nơi từng bước tiến trên con đường đức tin, vào mỗi thời điểm quan trọng đánh dấu sự hiểu biết và nhận thức rõ ràng hơn của ngài về sứ mạng Con mình và về phần đóng góp của mình vào sứ mạng ấy, Đức Maria cũng đã thể hiện được thái độ vâng phục của mình, một thái độ vâng phục mang cùng một tính cách trọn vẹn hệt như lúc đầu, khi ngài mới bước vào cuộc hành trình hướng về Thiên Chúa; và càng lúc, thái độ vâng phục ấy càng trở nên mới mẻ, vững vàng và sâu đậm thêm hơn. Thái độ vâng phục của Đức Maria là một đặc nét lộ hiện rõ mồn một trong mầu nhiệm về lòng tin của ngài vào một Đấng Thiên Chúa luôn có những đường lối khôn dò, nhũng quyết định không thể hiểu thấu.[33] Thái độ vâng phục của Đức Maria trong đức tin – trong “ánh sáng lò mò” của đức tin, trong “đêm đen” đức tin – biểu thị tình trạng ngài phải chấp nhận trước khi sự việc xảy đến, hết thảy những gì đã được tiền định trong kế hoạch thần linh vốn chì được mạc khải trọn vẹn qua một quá trình tiệm tiến.

Thái độ vâng phục của Đức Maria đã trở thành một nét chủ đạo (Leitmotiv) của những tháng năm ẩn dật ở Nadarét, là giai đoạn Đức Giêsu lớn lên về tuổi tác, tiến bộ vững vàng về mặt khôn ngoan và ân sủng, và là giai đoạn mà mẹ Người – “con người đầu tiên… khám phá Đức Kitô”[34] – trưởng thành thêm trong đức tin, càng lúc càng được tô điểm cho phong phú hơn nhờ lớn lên trong mọi ân sủng, về điều này, tưởng có thể trung dẫn lại ở đây lời của Đức Hồng y John Henry Newman tha thiết khuyên nhủ các Kitô hũu hãy có thái độ kiên tâm bền chí trong đời sống và trong cuộc lữ hành đức tin mà các môn đồ Đức Kitô đã được mời gọi bước vào:

“Ước gì chúng ta coi mình có phúc khí – theo năm tháng dần trôi – chúng ta được ban thêm hết ân huệ này đến ân huệ khác, và khi – theo đà trưởng thành đi lên, qua từng bước một – chúng ta không có thái độ chểnh mảng đốì với ân huệ thấp hơn sau khi đã nhận được ân huệ cao hơn, cũng như không tìm cách nhắm đến ân huệ cao hơn trước khi nhận được ân huệ thấp hơn. Ân huệ đầu tiên là đức tin, ân huệ cuối cùng là đức ái; nhiệt tâm đến trước, từ ái đến sau; khiêm hạ đến trước, an bình theo sau; chuyên cần có trước, rồi mới đến nhẫn nhục. Ước gì chúng ta học biết cách làm tăng triển mọi ân huệ trong chúng ta; hãy kính sợ và khiếp run, canh thức và hối cải, bởi Đức Kitô đang đến; hãy hân hoan, cảm tạ, và đừng lo lắng về tương lai, vì người đã đến.”[35]

Quả thực, mầu nhiêm về lòng tin của Đức Maria cũng như cuộc lữ hành đức tin của ngài – không hề gạn môt chút dấu vết nào của tội lỗi, vượt ra khỏi mọi giới hạn của vòng tội lụy – đã trở thành một thứ kiểu mẫu điển hình về cuộc hành trình thiêng liêng mà mọi môn đồ của Đức Kitô đều được mời gọi dấn bước vào. Có thể nói ngay mà không cần phải do dụ rằng có một chiều kích Maria (Marian dimension) tồn tại ngay trong cuộc đời của mọi môn đồ Đức Kitô.[36]

Chiều kích Maria ấy lô hiện lên trong các văn đoạn kinh thánh ghi lại các bước triển phát về sau nơi tiến trình mầu nhiệm về đời sống đức tin của Đức Maria. Theo dõi đoạn trình thuật về tiệc cưới Cana, thì có thể bắt gặp được hình ảnh của môt Đức Maria đang mang nơi mình những hiểu biết và nhận thức mới mẻ – đã tiến đến một mức trưởng thành sâu xa hơn – nhờ vào kinh nghiêm sống ngài đã có với con mình suốt trong quãng thời gian ẩn dât ở Nagiarét. Những lời lẽ ngài thưa với Đức Giêsu mang tính cách đơn sa, bộc trực, không cầu kỳ kiểu cách, và đượm đầy tin tưởng. Những chỉ dẫn ngài truyền cho các gia nhân giúp bàn cũng mang tính cách rõ ràng, dứt khoát, biểu lộ uy lực của một lòng tin kiên cường trước mọi bất trắc có thể dự kiến, cũng như cho thấy được niềm xác tín mà nhờ đó ngài đã có thể làm bừng dậy trong tâm hồn những người khác một thái độ cởi mở ứng đáp để đón nhận những hạt giống đức tin và lòng tuân phục cần phải có cho cuộc lữ hành [thiêng thiêng] của chính họ.

Thái độ bình thản cùa Đức Maria trước việc Đức Giêsu gọi ngài là ‘bà’, đã cho thấy một bước truỏng thành tiệm tiến của lòng tin nơi Đức Maria. Việc sử dụng từ ‘bà’ trong Ga 2:4 và Ga 19:2 – cùng với cách giải thích ám chỉ đến Đức Maria, trong Mc 3:35 và trong Lc 11:27-28 – không chỉ biểu thị một bước phát triển về đức tin của Đức Maria nhờ vào tiến trình mạc khải liên tục của Ngôi Lời cho ngài, mà còn nóì lên một bước biến đổi trong mối quan hệ giữa ngài với Con mình. Đà phát triển và biến đổi này sẽ đạt đến đỉnh điểm của nó trên đồi Canvariô.

Đức Maria đã hiện diện dưới chân Thánh giá. Trên đồi Canvariô, ngài là tín hữu Nhìn vào Đức Giêsu, Đức Maria thấy rằng thân xác treo trên Thập giá chính là thân xác Người đã nhận tay từ nơi Ngài.[37] Còn hơn cả thế, “qua đức tin, Ngài Mẹ ấy đã dự phần vào cái chết của Con mình, và cái chết có sức đem lại ơn cứu độ của Người…”[38] Thánh John Eudes thì nhắc đến “những nỗi thống khổ dày vò Trái tim của Đức Maria trong giờ phút Con ngài trải qua cuộc khổ nạn.”[39] Tiếng Fiat – từng được thốt tên vào khoảnh khắc cực điểm của lòng tin ngài đặt vào Đức Kitô đang chờ đợi – khoảnh khắc đã trở thành điểm xuất phát cho toàn bộ hành trình đức tin của ngài”[40] – đã bộc lộ được ý nghĩa trọn vẹn đến mức tuyệt đỉnh cùa nó qua thái độ thinh lặng của ngài trên đồi Canvariô:

“Như thế, Đức Nữ trinh cũng đã tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin của mình, kiên trì giữ vững mối hiệp nhất vói Con mình cho đến chân thập giá là nơi ngài đã đúng – theo kế hoạch của Thiên Chúa – để cùng chịu với người Con duy nhất của mình nỗi thống khổ cực độ của Người, dự phần vào hy lễ của Con, với tam tòng của một người mẹ hết tình ưng thuận hiến tế tễ vật do lòng mình sinh ra.”[41]

Nếu nhận ra rằng “cuộc Khổ nạn cùa Đức Kitô không cốt nhiều ở những nỗi thống khổ của Ngài đã gánh chịu, cho bằng ở việc Người bằng lòng gánh chịu chung với một thái độ vâng phục trọn vẹn đối với Cha Ngài,” thì có thể sẽ dễ dàng hiểu được việc “mẹ và Con đã hiệp nhất với nhau đến mức độ nào trong giờ đó.””[42]

Trên đồi Canvariô, lòng tin của Đức Maria hùng hồn biểu hiện qua thái độ lặng thinh. Dù vậy, Đức Giêsu đã thực sự lên tiếng. Những lời người nói – hệt như một cuộc Truyền tin mới – đã gợi mở ra một thứ thách đố tột bực, một lời mời gọi mới mẻ, dành cho Đức Maria. Tâm hồn của Đức Maria đã hóa thành tâm hồn tông đồ của ngài.”[43] Với lòng tin đã đạt đến độ chín mùi qua một quá trình trưởng thành dưới sự dẫn dắt của Thần Khí là Đấng tỏa rợp bóng trên ngài ở Nagiarét, toàn bộ con người của Đức Maria đã trở thành một tiếng một thái độ hoàn toàn vâng phục trong đức tin; và đây “có lẽ là cuộc tự hủy trong đức tin (Kenosis of faith) triệt để nhất trong lịch sử nhân loại.” [44]

“Như thế, nhờ thái độ vâng phục, nhờ lòng trông cậy và yêu mến nồng nàn của mình, Đức Maria đã đặc biệt cộng tác vào công trình của Đấng Cứu độ để phục hồì sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Bởi vậy, trên bình diện ân sủng, Ngài đích thục là Mẹ chúng ta.” [45]

Vì Đức Maia là mẹ các tín hũu trên bình diện ân sủng nên mầu nhiệm về lòng tin của ngài mang lấy một ý nghĩa đặc biệt khi mà Giáo hội đang dấn bước trong cuộc lữ hành tiến vào giai đoạn khởi đầu cùa Thiên kỷ thứ Ba.

Hướng đến bình minh Thiên kỷ thứ Ba

Lòng tin của Đức Maria để lộ rõ tầm trọng yếu và ý nghĩa đặc biệt của nó đối với Giáo hội và đối với thế giới, khi tín hữu để tâm suy ngẫm về mầu nhiệm này dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, trong giai đoạn Giáo hộì chuẩn bị tiến vào năm 2000. Trong tiêu đích này, bài viết sẽ bàn về lòng tin của Đức Maria theo các sắc thái kinh thánh, giáo hội và cánh chung.

Lòng tin của Đức Maria là dạng đức tin mang bản chất kinh thánh. Lòng tin ấy lộ hiện lên trong và qua Lời mạc khải của Thiên Chúa. Đem đối chiếu, thì có thể thấy rằng lòng tin của Đức Maria là điểm tuyệt đỉnh của – thậm chí còn vuọt trỗi lên trên – lòng tin nơi Abraham.[46] Tuy nhiên, xem xét tước hiệu “Evà mới” của ngài, ắt tín hứu sẽ có thể nắm bắt được trọn vẹn nhất ý nghĩa phán ánh bản chất kinh thánh nơi lòng tin của Đức Maria.”[47] John Henry Newman đã cất công thâu thập các bằng chứng có từ nhũng thời sơ khai, liên quan đến kiểu so sánh đối chiếu ấy; đây là kiểu đối sánh mà các Giáo phụ đã dùng đến, là giáo lý mà các ngài đã nhận được từ các thế hệ kitô hữu tiền bối, và tiếp tục chuyển trao lại cho các thế hệ nối gót theo mình.”[48]

Newman đã kể ra rất nhiều nhân chứng khác nhau sống trong mọi miền xứ – từ Phi châu đến Rôma; từ Palettin, tiểu Á, đến Gaul; từ Syria, Ai Cập, đến Cyprus – nhằm bênh vực cho lập trường nhìn nhận Đức Maria như là “Eva mới.” Dẫn ra trường hợp của thánh Irênê – người được Pôlycáp hướng dẫn để đến với đức tin – Newman đã tập trung chú ý đến truyền thống Gioan là truyền thống mà vị Giáo phụ này chủ trương bênh vực.”[49] Coi Đức Maria nhu là “Evà mới,” các tác giả thuộc truyền thống này đã chú tâm nêu bật lên nét tương phản giữa lòng tin của Đức Maria với thái độ thiếu lòng tin của Evà, giữa thái độ vâng phục của Đức Maria với thái độ bất tuân phục của Evà, giữa nhũng hoa trái của ân sủng nơi Đức Maria với tình trạng bị tước mất các đặc ân nơi Evà do tội:

“Nếu Evà là nguyên nhân gây ra cảnh diệt vong cho tất cả, thì Maria lại là nguyên nhân đem đến ơn cứu chuộc cho hết thảy…; nếu Evà mở lối làm cho Ađam sa ngã, thì Maria lại dọn đường cho công cuộc đền chuộc của Chúa chúng ta;… nếu Evà đã góp phần vào việc gây ra một sự dữ khủng khiếp, thì Maria đã cộng tác vào việc đưa đến một sự thiện còn vĩ đại hơn nhiều.”[50]

Cách kiểu đối chiếu này được đặt nền tảng trên giáo huấn của thánh Phaolô về Đức Kitô – Ađam mới’[51] – và dựa vào tình trạng hiện diện của Đức Maria “trong mầu nhiệm Đức Kitô vào mỗi một bước tiến lên trong cuộc hành trình trần thế của ngài.”[52] Quả thực, bản chất kinh thánh phản ánh vai trò của Đức Maria như là Evà mới, đã tỏ hiện hết sức rõ ràng từ thái độ thinh lặng của ngài dưới chân Thánh giá, và làm dội lại “với âm hưởng tuyệt mức hùng hồn” những lời bà Êlidabét đã thốt lên sau cuộc Truyền tin. “BứC tranh toàn cảnh về nhứng ơn phúc do lòng tin ấy, sáng hiện lên và rạng tỏa ra từ Thập giá, tức là từ tâm điểm của mầu nhiệm Cứu chuộc.”[53] Chiều kích kinh thánh về lòng tin của Đức Maria đã trung thành phản ánh được mọi đường nét uyển chuyển khắc họa nên bức tranh mầu nhiệm về cuộc lữ hành của Đức Maria.

Lòng tin của Đức Maria cũng là dạng loại đức tin mang bản chất giáo hội. Mầu nhiệm về bản chất giáo hội nơi đức tin của Đức Maria đặt nền tảng trên sự hiện diện của ngài “trong tư cách là chủ thể hoàn toàn có một không hai của Giáo Hội… là mẫu mực, là gương sáng phi thường của Giáo Hội về đức tin và đức ái,… [và] là một người Mẹ rất mực dấu yêu.”[54] Chi thể của Giáo hội, Đức Maria là người đầu tiên đón nhận mọi ân sủng cứu độ mà Đức Giêsu Kitô mang đến cho hết thảy mọi người, thuộc mọi thời đạí. Mẫu mực và gương sáng của Giáo hội, Đức Maria là người đầu tiên đã tin nhận và bước theo Chúa trong tư thế là một môn đồ, “một cộng tác viên quảng đại, một nữ tỳ khiêm hạ,” và “như là mẫu gương của mọi nhân đức.” Qua Đức Maria, “Giáo hộì đã đạt đến mức toàn thiện của mình, sống trong tình trạng tinh tuyền, không tỳ không vết.”[55]

Một cách ưu việt, Đức Maria là mẹ Giáo hội. Địa vị mẫu hệ – trên bình diện ân sủng – tức vai tròl àm mẹ Đức Kitô toàn thể – của Đức Maria, đâm rễ vào và xuất phát từ địa vị mẫu hệ của ngài đối với Ngôi Lời Nhập thể, Đức Giêsu Kitô. Xét ở một số khía cạnh nào đó, theo kết quả nhắm đến của nó, thì địa vị mẫu hệ song đôi ấy chỉ là một:

Bởi nhờ ngài,
Người đã mạc phận người:
Được sinh hoài và luôn luôn mới,
Nhưng mầu nhiệm diệu kỳ khôn với,
Giờ đây, mặc tình thần, chứ chẳng phải xác phàm
Ôi, diệu kỳ! Việc chính tay Người làm:
Tạo giữa chúng ta những làng Nadarét mới,
Nơi cả sáng, cả trưa, lẫn tối,
Ngài vẫn tiếp tục thụ thai Người;
Và tạo ra những hang Bêlem mới,
Nơi Người tiếp tục được hạ sinh,
Lúc tối chiều, trưa xế, hay bình minh…
Đấng đã được sinh ra như vậy,
Đang hóa thành con người mới tôi đây,
Làm tôn thêm muôn phần cao vợi,
Nét con người trong mỗi con người;
Khi hoàn tất trọn mọi điều như vậy,
Người làm cho hết thảy mọi người đây
Nên con Thiên Chúa, lẫn con Đức Bà.[56]

”’Địa vị làm mẹ” Giáo hội của Đức Maria, phản ánh và mở rông địa vị làm mẹ Con Thiên Chúa của ngài.”[57]

Tiềm tàng trong cả hai phương diện – phản ánh tính chất giáo hôì – nơi địa vị mẫu hệ thần linh của Đức Maria, còn có một chiều kích phổ quát, một thứ chiều kích bao trọn toàn thể nhân loại và phù trùm lên trên toàn bộ lịch sử loài người. Như thế, rốt cuộc, lòng tin của Đức Maria cũng là một thứ đức tin mang tính chất cánh chung. Liên quan đến tính chất cách chung mà lòng tin của Đức Maria nêu rõ, có ba khía cạnh cần được khảo xét: khía cạnh Kitô Học, giáo hội học và nhân loại học.

Khía cạnh Kitô học nơi lòng tin mang tính chất cách chung của Đức Maria, lộ hiện từ khoảnh khắc “Đức Maria được dứt khoát mời gọi tiến vào mầu nhiệm của Đức Kitô,” tức diễn ra biến cố Truyền tin.[58] Phúc phận (blessedness) của Đức Maria cũng chính là dạng ân phúc thiêng tiêng được tuôn ban trên hết mọi dân tộc, cho đến tận cùng thời gian, qua Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập thể của Thiên Chúa. Qua mầu nhiệm Nhập thể, lời Thiên Chúa hứa ban ơn cúu độ trở thành hiện thực trong một khoảnh khắc, đã dấu Thời viên mãn.[59] Ơn cứu độ được hứa ban cho hết thảy nhân loại, đã được hoàn tất trước nơi Đức Maria, nhờ vào công nghiệp về sau của Con ngài, Chúa Giêsu Kitô. Qua Đức Maria, Đấng Cứu độ nhân loại đã mặc lấy xác phàm, được sinh ra trong thế gian, để thực hiện công trình cứu độ của Người. Sau nữa, khía cạnh Kitô học nơi lòng tin mang chiều kích cánh chung của Đức Maria, còn được thể hiện qua tình trạng thông phần và tham dự của ngài vào mầu nhiệm Vượt qua của Con mình.

Xuất hiện tiếp tiền sau cuộc Tử nạn và Phục sinh của Đức Kitô, khía cạnh Giáo hội học – phán ánh chiều kích cánh chung – nơi lòng tin của Đức Maria, giúp tín hũu tiến vào khung cảnh phòng Tiệc ly, vào quãng thời gian giữa cuộc Thăng thiên và Hiện xuống. “Nơi phòng Tiệc ly, cuộc hành trình của Đức Maria và cuộc hành trình đức tin của Giáo hội đã gặp nhau.”[60] Trong sứ mạng Đức Gíêsu đã trao phó cho Giáo hôi của Người, nơi phòng Tiệc ly, Đức Maria – Trinh Nữ và là Mẹ – hiện diện trước mặt Giáo hội theo những tư thế mới mẻ, như là: “một chứng nhân đặc biệt cho mầu nhiệm Đức Kitô, một mẫu gương về cuộc lữ hành đức tin của toàn thể tín hữu Kitô,”[61] một con người có tâm hồn nhiệt thành cầu nguyện.[62] Nhờ thái độ vâng phục của mình, Đức Maria đã trở thành mẫu gương, cho hết thảy mọi thời đại, về đức tin, đức ái, và tình trạng kết hiệp trọn vẹn với Đức Kitô.[63] Trong Đức Maria, Giáo hội hiện diện ở tình trạng toàn thiện như là hiền thê xinh đẹp lộng lẫy và không tỳ vết của Đức Kitô.[64]

Sự hiện diện của Đức Maria trong Giáo hội, vai trò làm Mẹ Giáo hội của ngài, và phần thông dự của ngài vào trong sứ mạng của Giáo hôi, đã làm lộ hiện rõ khía cạnh nhận loại học nơi lòng tin mang chiều kích cánh chung của Đức Maria. Công trình cứu độ của Đức Giêsu đã làm cho nhận ra một sứ mạng phổ quát bao trọn toàn thể nhân loại. Trưởng thành lên trong bước đường lữ hành đức tin từ cuộc Truyền tin cho tới biến cố Canvariô, Đức Maria đã dự phần vào sứ mạng mang chiều kích phổ quát ấy. Chính ngài là người phải có mặt để trợ giúp “cho mọi cá nhân, mọi cộng đoàn, cho các quốc gia và dân tộc, cho các thế hệ cùng các thời đại lịch sử con người.[65]Vai trò của ngài mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt, khi Giáo hội đang khởi sự dấn bước tiến vào Thiên kỷ thứ Ba.

Hình ảnh Đức Maria lộ hiện rõ ràng trước mắt toàn thể cộng đồng nhân loại, khi Giáo hội tiến bước vào năm 2000. Vào thời điểm này, khi Giáo hội đặc biệt kêu cầu Chúa Thánh Thần ban ơn hướng dẫn cho công cuộc chuẩn bị nhắm đến sự kiện ấy, thì vai trò của Đức Maria lại trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết. Như bóng phủ tỏa rạp cùa Chúa Thánh Thần, ngài đã thụ thai Ngôi Lời Nhập thể. Được dẫn dắt nhờ sự hiện diện ưu việt và vĩnh cữu của Chúa Thánh Thần, được tô điểm cho phong phú với những ân sủng có một không hai, được chúc phúc nhờ thái độ đặt trọn niềm tin vào lời truyền tin của sứ thần, Đức Maria đã sống suốt cuộc đới với tấm lòng cởi mở và vâng phục đối với Chúa Thánh Thần. Suốt trong quãng thời gian chuẩn bị tiến vào Thiên kỷ thứ Ba, Giáo hội mời gọi tín hữu chiêm ngắm những hoa trái thiêng liêng đơm kết dồi dào nơi mầu nhiệm về lòng tin của Đức Maria như là ân huệ tuyệt đỉnh và vĩnh cữu Chúa Thánh Thần đã ban cho ngài trong cả cuộc đòi. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thiết tha kêu mời tín hũu kitô để tâm chiêm ngắm và bắt chước Đức Maria,

“trước hết, như là người nữ đã có thái độ ngoan ngoãn vâng nghe tiếng của Thần Khí; như là người nữ biết thinh lặng và để ý lưu tâm; như là người nữ của lòng trông cậy và hệt như Abraham, là người đã đón nhận thánh ý Thiên Chúa với “lòng trông cậy dù không còn gì để cậy trông vào” (x. Rm 4:18). Đức Maria là hình ánh phản chiếu trọn vẹn niềm trông cậy sống động nơi những người nghèo của Giavê Thiên Chúa, và là một gương mẫu sáng chói của nhũng ai biết đặt trọn tâm hồn mình vào những lời Thiên Chúa hứa.[66]

Mầu nhiệm về lòng tin của Đúc Maria cũng lộ hiện nổi bật trong một văn đoạn cuối cùng của Kinh Thánh.[67] Đứng trong tư thế chiến thắng, mình khoác mặt trời, được tán dương như là trinh nữ, là mẹ, là môn đồ, là bà, Đức Maria song song tiến bước cùng với “cuộc mạc khải về kế hoạch Thiên Chúa cứu độ dành cho nhân toại”; ngài đã đi trước Giáo hội để nhờ đó mà cùng hiện diện và đồng hành với Giáo hội trong cuộc lữ hành trần thế tiến vào buổi bình minh của Thiên kỷ thứ Ba và, vượt xa hơn thế nũa, tiến đến đích điểm chung cuộc và cao trọng là Ngày Chúa quang lâm.

Tuấn Anh trình dịch


[1] Nữ tu Dòng Nữ tỳ Thánh Tâm Đức Mẹ (SSCM) – tác giá bài viết bằng tiếng Anh, tựa đề ”Mary’s Faith: The Supreme, Abiding Gift of the Holy spirit,” đăng trong tạp chí Communio 25 (Summer 1998) – là giáo sư danh dự của Mundeìein Seminary of St.Mary of Lake University.

[2] Thánh Truyền chứa đựng Lời Thiên Chúa mà Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần đã ủy thác cho các tông đồ, và trọn vẹn lưu truyền cho những người kế nhiệm các ngài để nhờ Thần Khí chân lý soi sáng, họ có thể trung thành ra sức gìn giữ, giải thích, và phổ biến rộng rãi qua công tác rao giảng của mình” (Sách Giáo lý Hội Thánh công giáo (= GLCG), số 80, trưng dẫn Hiễn chế Tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa, số 9.)

[3] Các văn đoạn này bao gồm: các đoạn trình thuật về thời thơ ấu, trong Mátthêu (1:1-2:23) và Luca (1:5-2:51; 3:23-38); các đoạn trình thuật trong Tin Mừng Gioan, ghi lại sự việc Đức Maria hiện diện ở Cana (2:1-11) và trên Canvariô (19:25-27); khung cảnh trong phòng Tiệc ly (Cv 1:14), và lời phát biểu cùa thánh Phaolô trong Galát 4:4-5.

[4] về nhũng gì “gián tiếp” ám chỉ đến Đức Maria, xin xem: St 3:15; Is 7:14; Mk 5:2-3; Mc 3:35; Lc 11:27-28; Kh 12, cũng như những hình ảnh và nhân vật mang hình bóng Đức Maria.

[5] Xem GLCG, số 1124, trưng dẫn Hiến ChếDei Verbu, số 8.

[6] Xem GLCG, số 638.

[7] Marc Ouelle, P.S.S., đã ván tắt trình bày về quá trình này trong “Jesus Christ, the One Savior of the World, Yesterday, Today and Porever,” 24 Communio(Summer 1997)231.

[8] Tông thư Tiến vào Thiên kỷ thứ Ba (=TM), 44.

[9] Xem Lc 1:26-28

[10] Xem GLCG, số 484. Gl 4:4

[11] Xem GLCG, số 489

[12] Hiến chế Tín lý về Giáo hội (=LG), số 56

[13] Tông thư Ineffabilis Deus, 1854, được trtrungwaanx trong GLCG, số 491.

[14] Ibid.

[15] WiHiam Wordsworth, “The Virgin,” trong Our lady in Poetry, Walter E. Croarkin biên soạn (Chicago: The John Maher Mnting Company, 1940), 102.

[16] John Henry Newman, “The Reverence Dute to the Virgin Mary,” trong Parochial and plain Sermons (San Prancisco: Ignatius Press, 1987), 311.

[17] Nguyên văn câu viết cùa Bérulle: “usage et mouvement de la gráce qui n’appartient qu’au temps du premier usage de la raison”.

[18] Pìerre de Béruìte, “Que la Vierge ét vie et de sa vie interieure et exterieure,” trong Oeuvres Completes, tập 3, Oeuvres de piêt (1-165), do Michet Dupuy biên soạn (Paris: Les Editions du Cerf, Oratoire de Jésus, 1995) 394, số 144.

[19] Xem GLCG, số 492-93.

[20] Ouellet, “Jesus Christ,”231.

[21] Jean Guitton, The virgin Mary, A. Gordon Smith dịch (New York: P.J. Kenedy & Sons, 1952), 17.

[22] Xem Lc 2:19.

[23] “Mary – Church – Office,” (Spring 1996), 192-93.

[24] Thánh Âuguttinô, bài giảng 196, trong Sermons on the Liturgical Seasons, nữ tu Mary Sarah Mutdowney, R.S.M., dịch (New York: Pathers of the Church, Inc., 1959), 44-45, số 1

[25] Bài giảng 215, Sermons on the Liturgical Seasons, 145, số 4.

[26] Bài giảng 218, Sermons on the Liturgical Seasons, 168, số 10.

[27] Xem Is 61:10.

[28] Xem Tv 113:7; 103:17; 138:6; G 5:12; Tv 75:8.

[29] Xem Tv 107:9; 98:3; Is 41:9; St 13:15; 22:18

[30] Xem Lc 2:19.

[31] Thông điệp Redemptoris Mater (= RM: “Mẹ Đấng Cứu Độ”), số 32.

[32] Xem RM, số 27

[33] Xem Rm 11:33

[34] Xem RM, các số 34-35

[35] John Hemy Newman, “Equanimity,” trong (San Prancísco: ígnatius Press, 1987), 996. Xem 798-99.

[36] Xem RM, 98-99

[37] Thánh Âugutinô, bài giảng 218, Sermons on the Liturgival seasons, 169, số 10.

[38] Xem RM, số 38

[39] Thánh John Eudes, The Admirable Heart of Mary, C. de Targiani và R. Hauser dịch (New York: RJ. Kennedy & Sons, 1948), 99.

[40] Xem RM, các số 28-29

[41] Xem LG, số 58.

[42] Jean Guìtton, The Virgin, 45.

[43] “Tâm hồn khả kính cùa Đức Maria” là cách gọi của thánh John Eudes (thế kỷ 17). “Tâm hồn tông đồ của Đức Maria” là cách gọí của Prancis Mary-Paut Lìbermann, C.S.Sp. (thế kỳ 19). Cả hai tác già này đều đi theo truyền thống Tu đức Pháp hồi thế kỷ mười bảy.

[44] Xem RM, số 36

[45] Xem LG, số 61

[46] Xem chú thích số 23 ở trên.

[47] Xem LG, số 56; RM, số 19.

[48] John Henry Newman, Eva (Westminster, Maryland: Newman Press, 1952).

[49] Ibid., 14-22; Newniati kể đến thánh Giútxtìnô, Téctulianô, thánh ĩrênê, thánh Cyrilô thành Gìêrusalem, thánh Épraem Syprô, thánh Êpiphaníô, thánh Giêrônimô, thánh Âugutinô, thánh Phêrô Crysôlôgô, và thánh Pulgentìô thành Ruspe; thánh Baxiìiô, thánh Gioan Kim khẩu, và thánh Cyrilô thành Alêxandria; xin cũng xem các trang 95-96 để có một danh sách tham khảo đầy đủ

[50] Ibid., 16.

[51] Xem Rm 5:12-19

[52] Xem RM, 19.

[53] Ibid.

[54] Xem LG, số 53.

[55] Ibid., số 65, trưng dẫn Ep 5:27.

[56] Gerard Mantey Hopkins, “The Btessed Virgin Compared to the Air We Breathe ” trong Poems and prose of Gerald manley Hopkins, w. H. Gardner giới thiệu và chú thích (Battimore: Penguin Books, 1953), 56.

[57] Xem RM, số 24; trung dẫn thánh Lêô Cả, Tractatus 26 de natale Domini, 2: CCL 138,126.

[58] RM, số 8.

[59] Xem Gl 4:4

[60] Xem RM, số 26.

[61] Ibid., số 27.

[62] Xem Ibid., số 28, 30, 26.

[63] Xem Ibid., số 5.

[64] Xem LG, số 65; Ep 5:27.

[65] Xem RM, số 52.

[66] Xem TM, số 48

[67] Ibid., số 46; Kh 12.