Hợp Tuyển Thần Học

Những Nghịch Biện Trong Công Cuộc Cứu  Độ Của Thiên Chúa

Những Nghịch Biện Trong Công Cuộc Cứu  Độ Của Thiên Chúa

Mục Lục

Một Vấn Đề Phức Tạp: Cuộc Song Đấu Giữa Sự Lành và Sự Dữ

Jean Galot, S.J.[1]

Có nhiều cách thức khác nhau để suy tư về tình trạng song đấu xảy ra trong trí óc và trong tâm lòng con người, giữa sự lành (thiện) và sự dữ (ác). Có thể dựa theo những cách thể nó biểu hiện rõ ra nơi nhiều lãnh vực của cuộc sống xã hội mà miêu tả cuộc song đấu ấy. Cũng có thể dựa theo những cuộc khảo nghiệm tâm lý mà nghiên cứu về bản chất của nó, bằng cách gia công xác định cho rõ hơn đối với cách thức con người quan niệm về chính mình khi đối diện với sự lành và sự dữ, đối với những cảm ứng mà những lúc đó con người nghiệm thấy từ trong tâm lòng sâu kín của mình, đối với phương cách con người dùng đến để giải quyết những vụ xung đột đang khuấy động bản thân của mình, cũng như đối với những cảm thức mà thái độ xử sự của con người sẽ khơi dậy tại trong nội tâm cá nhân mình. Hoặc cũng có thể dựa theo các nguyên tắc luân lý hiển nhiên đối với lương tâm, để nghiên cứu vấn đề; vì đó là những nguyên tắc có khả năng giúp nhận ra con đường cần phải đi, khi phải dọ dẫm giữa vô số những trạng huống riêng biệt rất khác biệt nhau, tức là trong những lúc mà không sao thấy rõ ngay được đâu là sự dữ cần phải tránh, và đâu là sự lành cần phải làm. Và cũng còn có thể dựa theo phương thức nghiên cứu triết học về con người, để thử xác định cái gì là lành và cái gì là dữ đối với con người, cũng như để có được một quan niệm siêu hình về vận mệnh con người với tất cả những hệ lụy có ảnh hướng đến thái độ sống của mỗi người.

Tuy nhiên, có nhờ đến ánh sáng của mạc khải thì mới có được một tầm nhìn bao hàm trọn hết mọi khía cạnh của vấn đề. Vì chính mạc khải đã vén mớ cho thấy về thảm trạng tội lỗi độc hại mà loài người sống qua ngay từ đầu, cũng như về công trình cứu độ giải phóng nhân loại và đưa dẫn con người đến một bậc sống cao siêu hơn. Ánh sáng ấy — ánh sáng do mạc khải ban cho chúng ta — vượt quá hẳn tất cả những gì khả năng khảo nghiệm dựa theo tâm lý hay xã hội học có thể phát hiện được, cũng như vượt quá tất cả mọi dự kiến của khoa triết học luân lý. Ánh sáng ấy làm cho thấu hiểu được chiều kích lưỡng cực của tội lỗi: nguồn gốc phát sinh từ ảnh hướng của thần dữ, và tác động dội lại gây xúc phạm đến chính Thiên Chúa; hai khía cạnh ấy minh họa cho thấy về một cuộc xung đột, đấu tranh diễn ra ớ một bình diện cao hơn bình diện thuần túy con người, nhưng lại tỏ hiện ra ngay ớ chính trong tâm lòng con người hằng chịu ảnh hướng giành giật của hai lực lượng thiêng liêng đối nghịch.

Trước hết, mạc khải mớ đường dẫn lối đưa chúng ta vào trong mầu nhiệm công cuộc cứu độ , vì có đi vào trong khuôn khổ của phương án (kế hoạch) Thiên Chúa đề ra hầu giải cứu con người cho khỏi quyền lực của sự dữ, thì mới được vén mớ cho thấy các chiều kích độc hại của tội lỗi. Và duy một mình Thiên Chúa mới có thể vén mớ cho con người biết về phương án ấy. Cho dù có sâu sắc đến mấy, thì không một mức thấu hiểu nào của trí tuệ đơn thuần nhân loại về con người và về các mối quan hệ giữa con người với Thiên Chúa, có đủ khả năng phát hiện ra được hoạt động của Thiên Chúa toàn năng trong công trình thực hiện phương án cứu độ loài người. Đây là một hành động hoàn toàn nhưng không, xuất phát từ một quyết định tuyệt đối tự do. Chỉ khi tác nhân của hành động vén mớ cho thấy, thì mới có thể biết về hành động ấy được: vén mớ bằng một hành động mạc khải, có tính cách ân huệ nhưng không, hệt như chính hoạt động cứu độ vậy.

Nhờ mạc khải ấy, con người nhận ra rõ được diện mạo đích xác và tầm hướng thật sự của cuộc song đấu giữa sự lành và sự dữ. Cuộc song đấu này biểu hiện dưới những khía cạnh khác nhau, cần được cân nhắc tất cả, không trừ một khía cạnh nào. Có thể chúng ta gặp phải cám dỗ đi tìm một thể trạng thống nhất đơn giản hơn bằng cách chỉ ghi nhận những khía cạnh tác động đến chúng ta nhiều hơn cả: bới vậy, nhiều tác giả đã nhấn mạnh đến tình thương Thiên Chúa thể hiện qua công trình cứu độ, nhưng lại giữ thái độ lặng thinh không đề cập gì tới, hoặc loại trừ hết đi bất cứ hình thức khẳng định nào về hy lễ thục tội (sacrifice expiatoire) mà, xem ra, họ cho là đi ngược lại với tính chất hoàn toàn nhưng không của tình thương. Nhưng, dù sao thì cũng cần phải tôn trọng và bảo toàn hết mọi nhân tố gặp thấy ớ trong giáo lý của Kinh Thánh, với nguyên vẹn tình trạng phức tạp của chúng, vì có như thế, mới tránh khỏi được ngõ cụt của một thể trạng thống nhất què quặt vì bị cắt xén.

Sẽ nhầm lẫn lớn, nếu cứ nuôi tham vọng thấu triệt cho được mầu nhiệm cứu độ bằng một lối giải thích thiên vị hoặc một chiều. Và nếu có thấy là khó mà hòa hợp được các khía cạnh khác nhau nói trên, thì cần phải nhớ lại rằng Thiên Chúa luôn luôn khác với tất cả những gì con người có thể nghĩ tướng ra được; vì thế, nhất thiết hành động của Người sẽ làm cho con người ngỡ ngàng, chưng hửng; và do đó, không thể đơn thuần dựa theo các tiêu chí thường được dùng để đánh giá sinh hoạt loài người, mà nhận định về hành động của Thiên Chúa được. Chỉ còn một cách là lo mớ rộng lòng ra mà khiêm tốn đón nhận tính chất siêu việt của công trình cứu độ Thiên Chúa đã thực hiện.

Như vậy, để có thể thấu hiểu về tình thương Thiên Chúa thể hiện qua công trình ấy, thì cần phải tránh đừng đóng khung giam hãm nó lại ớ trong khuôn mẫu hạn hẹp của tình yêu nhân loại, cũng như đừng dựa theo những cảm ứng và thái độ của con tim loài người mà suy đoán về cảm ứng và thái độ của tình thương nơi Thiên Chúa. Tình thương ấy biểu hiện qua những thể cách mạc khải nào, thì cần phải biết đón nhận những thể cách biểu hiện ấy đúng như vậy, tức là đúng như đã được mạc khải, cho dù một phần nào đó, chúng có khó hiểu đối với đầu óc con người.

Ngoài ra, mọi cố gắng để tìm hiểu về mầu nhiệm cứu độ, cũng còn cần phải lưu ý đến tính chất tiệm tiến của mạc khải nữa. Các trình thuật trong Cựu Ước về cách thức Thiên Chúa ứng đối với tội lỗi, cần phải được hòa nhập vào trong phối cảnh quảng mạc bao quát hơn của Tân Ước. Chẳng hạn, những gì các trình thuật ấy nói về thái độ thịnh nộ của Thiên Chúa, đều cần phải được đặt vào trong ánh sáng của một viễn ảnh bao quát và đầy đủ hơn về thái độ của Thiên Chúa, một viễn ảnh có khả năng bổ sung và hiệu chính các điều đã nói trước kia. Vô số những trình thuật về các tai họa giáng xuống trên dân chúng như là bao nhiêu hình phạt vì những lỗi phạm, không thể được hiểu cách nào khác hơn là một lối diễn đạt giai đoạn mớ đầu trong quá trình mạc khải về ý nghĩa của khổ đau mà duy chỉ thảm kịch thập giá sau này mới nói lên hết được tầm trọng yếu thực sự. Nhiều lần, Đức Giêsu đã đích thân lên tiếng chống lại cách thức giải thích coi khổ đau con người phải chịu, như là một thứ hình phạt phải gánh lấy vì lỗi phạm của mình (xin xem Ga 9, 3); hành động như thế là Ngài muốn cho mọi người hiểu rằng Tin Mừng Ngài loan báo, vượt quá hẳn nhiều văn đoạn trong Cựu Ước, làm chúng trớ thành quá thời. Duy một mình Ngài mới có khả năng giúp cho con người khám phá ra được kế hoạch cứu độ trong toàn bộ tầm cỡ và trong hết mọi chiều kích của nó. Thế nên, không thể đặt các văn bản của Cựu Ước trên cùng một bình diện với các văn bản của Tân Ước; cả hai loại văn bản đều đã được linh ứng, nhưng là theo một quá trình tiến phát nhằm đạt tới một tình trạng tuyệt đối mới mẻ, đạt tới một ánh sáng mới làm đổi thay hết tất cả các viễn cảnh cũ.

Dựa theo các nguyên tắc nói trên đây về thái độ đón nhận mầu nhiệm, tức là đón nhận những thực tại siêu việt vượt quá lên trên khả năng nhận thức của con người, chúng ta có thể đặc biệt lưu ý đến ba nghịch biện sau đây, là những nghịch biện nói lên rõ nhất đặc tính của công trình Thiên Chúa cứu độ, và đồng thời còn giúp cho hiểu về quá trình diễn biến của cuộc song đấu giữa sự lành và sự dữ để đi tới chỗ trớ thành một cuộc đối chọi tuyệt đối dứt khoát.

NGHỊCH BIỆN THỨ NHẤT: YÊU BẰNG MỘT TÌNH YÊU LỚN HƠN, ĐÓ LÀ CÁCH THIÊN CHÚA ỨNG ĐỐI VỚI TỘI LỖI LOÀI NGƯỜI

Nghịch biện thứ nhất này mang một tầm trọng yếu chủ chốt, vì nó quan hệ đến chính thái độ của Thiên Chúa đối với toàn bộ phương án cứu độ: nghịch lý là ớ chỗ biểu dương một tình yêu to lớn hơn để ứng đáp hành động xúc phạm của tội lỗi.

Con người xúc phạm đến Thiên Chúa, là Đấng toàn năng. Tính chất trầm trọng của tội lỗi là một trong những chủ đề cốt cán Kinh Thánh thường bàn đến. Kinh Thánh trình bày tội lỗi dưới khía cạnh một tác động dội lại gây xúc phạm đến chính Thiên Chúa: chính Người đã nói lên điều này, và đã nêu rõ cho thấy tội lỗi gây xúc phạm làm cho Người phật lòng đến chừng nào: phật lòng vì tình Người yêu con người bị thương tổn. Những hình ảnh được dùng để minh họa thảm cảnh chịu lăng nhục — chẳng hạn như là cảnh một người cha sầu muộn vì thái độ vô ơn của người con, hay cảnh một người người chồng bị lăng nhục vì vợ mình thất tín thất trung đối với mình — nêu bật cho thấy chiều sâu của vết thương lòng do hành động xúc phạm gây ra. Như vậy, một cách nào đó, tội lỗi mang một chiều kích vô hạn, do bới sự việc đã thực sự xúc phạm đến một Đấng Vô Biên.

Lắm khi thái độ Thiên Chúa phản ứng đối với những hành động xúc phạm đến Người, đã được miêu họa như là một vụ “nổi trận lôi đình.” Bị lăng nhục trong chính tình Người thương, Đấng Chủ Tể toàn năng phản pháo “báo thù” hành động lăng nhục và trừng phạt kẻ cả dám xúc phạm đến mình. Hành động trừng phạt ấy biểu hiện qua hình thái của những tai họa ghê gớm giáng xuống đầu tội nhân, với mục đích là làm cho tội nhân nhìn nhận lỗi lầm của mình, cũng như để tạo cho tội nhân có cơ hội thống hối mà quay về với đường ngay nẻo chính.

Chủ tâm mang lại ơn cứu độ cho tội nhân, qua con đường sám hối, chứng tỏ rằng ớ trong thái độ phẫn nộ, có tiềm ẩn một ý định của lòng nhân hậu. Thật thế, thái độ phẫn nộ phát sinh từ chính tình yêu của Thiên Chúa, của Đấng hằng ước mong làm sao thay đổi được lòng dạ con người hầu giải thoát con người khỏi vòng tội lỗi. Một số dấu chứng trong Kinh Thánh còn nhấn mạnh rõ hơn nữa đến sự việc dành bước ưu tiên cho tình yêu cứu độ, tức là đặt tình yêu này lên trên các hình phạt tội nhân phải chịu. Đoạn trình thuật về sự kiện Ađam và Evà sa ngã, cho thấy rằng phản ứng đầu tiên chủa Thiên Chúa là nghĩ đến số phận của loài người, là nói lên lời hứa ban ơn cứu độ: lời hứa thường được gọi rất chí lý là “Tin Mừng Đầu Tiên”: “ Ta sẽ đặt hận thù giữa ngươi và người phụ nữ, giữa dòng giống ngươi và dòng giống người ấy; dòng giống người này sẽ đạp đầu ngươi, còn ngươi thì sẽ táp lại gót chân” (St 3, 15). Dù có được biểu đạt dưới hình thức một cuộc phục thù nhắm vào tác nhân cám dỗ, thì những lời Giavê nói như thế với con rắn, cũng chủ yếu loan báo rõ về một mối giao ước được tức khắc phục hồi với người phụ nữ, và về cuộc chiến thắng đánh bại Satan, mà sau này, con trai của người phụ nữ sẽ dành được. Như thế, trước khi kê ra các hình phạt tương ứng với tội phạm, Thiên Chúa đã thoáng cho thấy cả một phương án cứu độ, phương án đưa dẫn loài người vào trong một trạng huống tốt hơn trước lúc sa ngã .[2]

Còn trên diện mạo Đức Giêsu, quyết tâm “để tình yêu thắng thế phẫn nộ” lại hiển hiện càng rõ ràng hơn nữa. Đối với điểm này, trình thuật Phúc Âm về vụ chữa lành người bị tay khô bại, là một đoạn hàm súc nhiều ý nghĩa: muốn chữa trị cho người bại tay, nhưng Đức Giêsu lại nhận thấy là những người chống đối đang nhìn Ngài với những cặp mắt xoi bói, chỉ cố rình rập xem Ngài có hành động trong ngày Sabát hay không để mà bắt bẻ, chứ không chịu thẳng thắn đối thoại. Ngài bèn phẫn nộ đưa mắt nhìn họ, thánh Marcô ghi lại như vậy (Mc 3, 5). Trong ánh nhìn ấy, hẳn là cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đã thoáng lộ ra, như thường thấy miêu tả thời trước, trong những lần Người tỏ thái độ đối với lòng dạ ngoan cố của dân tội phạm. Tuy nhiên, ngay cả trong ánh nhìn phẫn nộ ấy, cũng nhận ra được một cách nhiệm mầu, một tâm trạng yêu thương, vì thánh sử ghi thêm rằng Đức Giêsu cảm thấy “đau lòng trước thái độ chai đá của tâm hồn họ.” Vị Thầy động lòng xót thương cho tâm trạng sôi sục với những cảm nghĩ thù nghịch đầy ấp chống lại Ngài[3]. Như thế, Ngài chỉ lấy tình thương mà đáp trả thái độ hận thù kia, để cho thấy rằng thái độ phẫn nộ là cách biểu đạt một tình yêu bị trói tay, không trao tặng được những gì muốn cống hiến, bới các tâm hồn đóng kín cửa lòng mình lại, khước từ đón nhận. Tình thương ấy càng tỏ hiện sáng chói hơn trong hành động chữa lành: đối lại với một thái độ thù nghịch cố làm cho lòng quảng đại của Ngài tê liệt đi trong ngày Sabát, Đức Giêsu đã phản ứng bằng cách làm một phép lạ. Ngài chứng tỏ cho thấy là tình Ngài thương thì mạnh hơn mọi lực lượng sự dữ.

Tổng quát hơn, qua thái độ khoan dung đối với các tội nhân, Ngài vén mớ cho thấy lòng nhân từ của Thiên Chúa dành cho họ. Thái độ khoan dung ấy đã làm cho những người chống đối Ngài lấy làm công phẫn, khó chịu, để tố cáo cho rằng Đức Giêsu kết bè “kết bạn với quân thu thuế và phường tội lỗi” (Mt 11, 19; Lc 7, 34). Theo não trạng của họ, những người tội lỗi là những người thù nghịch của Thiên Chúa, chỉ đáng cho Ngài ghét bỏ, và vì thế, mọi giao tiếp thân thiện với loại người này đều là những hành động biểu thị thái độ bất đồng ý kiến với chính Thiên Chúa. Trong một số Thánh Vịnh, các tội nhân bị coi như là những kẻ thù mà sớm muộn gì rồi cũng sẽ bị quyền lực toàn năng của Thiên Chúa hủy diệt đi. Vì vậy, trong thời Đức Giêsu, những người thề nguyền sống gắn bó với Thiên Chúa, tiếp tục giữ thái độ thù nghịch đối với các tội nhân, và coi những ai kết thân nên “bạn các tội nhân” như là những người công khai tỏ lập trường chống đối Thiên Chúa. Điều mà Đức Giêsu muốn nêu rõ qua tình thân hữu của Ngài, là thái độ đích thực của chính Thiên Chúa đối với các tội nhân, thái độ của một tình thương lớn hơn. Qua sự việc phái gửi Con mình “ đi tìm và cứu chữa những gì đã hư mất ” (Lc 19, 10), Thiên Chúa Cha đã muốn cho mọi người hiểu về lòng thương đặc biệt Ngài dành riêng cho những ai xúc phạm đến Ngài.

Đó chính là chiều kích sâu thẳm của mầu nhiệm.

Ứng đối với tội lỗi, Thiên Chúa Cha đã biểu dương một tình yêu lớn hơn. Người đã yêu thương cách riêng tất cả những ai lăng nhục Ngài, đến độ đã phái gửi Con Một của mình làm Đấng Cứu Độ đến với họ. Lẽ ra tội lỗi chỉ đáng cho Thiên Chúa phẫn nộ. Nhưng không hiểu vì sao những tội nhân lại được yêu thương với một tình yêu sâu đậm đặc biệt đến thế: Thiên Chúa thật đã nêu bật lòng nhân hậu của mình bằng một thái độ vô vị lợi lạ lùng, làm cho trí óc loài người phải chưng hửng, không sao hiểu nổi.

Trớ lại với bối cảnh câu chuyện sa ngã: dù đã từng lưu ý trước cho Ađam và Evà về mối nguy phải chết nếu vi phạm huấn lệnh của Người, thì lập tức ngay sau hành động sa ngã lỗi phạm, Thiên Chúa cũng vẫn loan báo về một vận mệnh cao cả hơn dành cho người phụ nữ mà Người thiết đặt làm đồng minh của mình, và cho con trai của bà, là người sẽ đạp nát thần dữ; làm như thể Người nói với các tội phạm rằng:“Bới các ngươi đã xúc phạm đến Ta, Ta sẽ ban cho các ngươi Con của Ta, để người Con này làm con của người nữ. Bới các ngươi đã rơi vào tình trạng đáng phải chịu khổ đau và án chết, Ta sẽ đích thân gánh lấy khổ đau và án chết ấy thay cho các ngươi, bằng cách phái gửi Con Ta đến làm lễ vật hy tế.”

Trước tấm lòng quảng đại khôn tả ấy, làm sao mà khỏi bỡ ngỡ sửng sốt! Phải là Thiên Chúa mới có thể phản ứng cách ấy. Ai mà không thừa biết rằng trong quan hệ giữa loài người với nhau, khuynh hướng thường nhật là lấy oán báo oán, và luôn tìm cách để trả đũa hay báo thù. Đường lối của Thiên Chúa thì không phải như thế, nhưng là đi theo một hướng chiều ngược lại: đem một lòng nhân hậu rộng lượng hơn để ứng đáp cho hành động xúc phạm.

Phản ứng bằng cách yêu thương nhiều hơn như thế, không mảy may có nghĩa là làm cho tội lỗi bớt xấu xa đi, hoặc dễ dung thứ hơn. Đã là tội lỗi thì luôn luôn bị lên án, và luôn luôn vẫn là một hành động xấu xa làm cho Thiên Chúa ghê rợn. Không phải tội lỗi, nhưng chính tội nhân là kẻ được Thiên Chúa yêu thương, và nhờ được yêu thương như vậy mà tội nhân được cứu thoát cho khỏi tội lỗi. Mãi mãi chủ tâm của Thiên Chúa vẫn là hủy diệt tội lỗi, tuy nhiên, chủ tâm ấy lại cũng luôn luôn hòa nhịp với ý định cứu vớt tội nhân. Sự kiện Thiên Chúa trao ban chính Con Một mình để thực thi ý định cứu độ ấy, càng làm cho thấy rõ hơn tính chất trầm trọng của tội phạm. Thế nên, không thể viện cứ vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa mà giảm nhẹ tội lỗi đi, cũng như để quên đi rằng mọi tội phạm đều là một hành động xúc phạm thực sự đến Thiên Chúa, và đồng thời gây thiệt hại cho cả chính tội nhân lẫn những ai liên đới với tội nhân.

Còn sự kiện hiện thực và tính chất trầm trọng của tội phạm thì làm cho thấy càng rõ hơn lòng quảng đại của Thiên Chúa Cha, tỏ hiện mồn một ra ớ trong hành động cứu độ, và đồng thời còn nêu bật tính chất dứt khoát của tình yêu “to lớn hơn” kia, là tình yêu mà một khi đã vượt thắng chướng ngại ngăn cách của tội lỗi, thì nhất quyết tiếp tục tồn tại cùng triển dương, không chần chừ đắn đo, không thay lòng đổi dạ, không nuối tiếc thụt lùi.

NGHỊCH BIỆN THỨ HAI: CẦN PHẢI CÓ HY LỄ THỤC TỘI

1. Vấn đề và vấn nạn

Nghịch biện thứ hai nằm ớ sự việc cần phải có hy lễ thục tội (chuộc tội). Thông thường thì cứ tướng rằng tình yêu “to lớn hơn” kia, một khi đã được Thiên Chúa biểu dương ra nhằm cứu thoát nhân loại khỏi vòng tội lỗi, thì tự nó đã đủ và sẽ không còn đòi hỏi phải có một hy lễ cứu chuộc nào khác hầu đem lại ơn tha thứ cho các hành động xúc phạm của tội lỗi. Tự trong khái niệm của nó, tính chất tuyệt đối nhưng không của tình yêu ấy đã chẳng loại bỏ hết mọi thứ đòi hỏi đền bù ra ngoài rồi sao?

Gần đây, cả một trào lưu thần học đã lên tiếng chống lại giáo thuyết cổ truyền về hy lễ thục tội. Đành là không có vấn đề phủ nhận Đức Giêsu đã chịu khổ nạn; nhưng có một số tác giả đã đặt vấn đề cho rằng để giải thích sự kiện chịu khổ nạn như thế, chẳng cần gì phải “đề ra những khái niệm như là công nghiệp, chuộc tội, đền tội, thay thế” cả.[4] Họ kết tội cho các khái niệm kia là đã cổ xúy một lối nhìn nặng mùi pháp lý về công cuộc cứu độ, là đã xây dựng giáo thuyết trên cơ sớ của định đề chủ trương rằng công lý của Thiên Chúa phải được đền bù cho thỏa đáng: cần phải trả cho hết món nợ; thế nên, Con Thiên Chúa làm người đã đứng ra thế chân những tội nhân, “để chuộc tội, để đền tội, để đền bù, để lập công thay cho họ.”.[5]

Trong lời tựa của một tác phẩm trình bày về thái độ của Thiên Chúa đối với khổ đau, một thần học gia đã nhấn mạnh đến đường hướng chủ yếu của văn bản, nói rằng: vì đã chọn đứng về phía quan điểm cho rằng đức tin và tôn giáo thì đối lập nhau, nên “tác giả áp dụng quan điểm ấy không những vào trong các cách thức quan niệm về Thiên Chúa, mà còn vào cả trong sinh hoạt của Kitô giáo nữa, đặc biệt là vào trong những gì làm nên cốt tủy của cơ cấu Kitô giáo, tức là vào trong kinh nghiệm sống công cuộc cứu độ như là một công trình đền bù thỏa đáng. Với một lối biện giải chí lý, tác giả trình bày cho thấy hậu quả tác hại mà lối sống theo quan niệm đền bù vừa nói — quan niệm coi khổ đau là cần thiết cho công trình đền tội — đã gây ra cho Kitô giáo: lối quan niệm ấy là một phần lớn, lý do giải thích hiện tượng mất cảm tình [đối với Kitô giáo] như đang thấy.”[6] Tác phẩm còn trưng dẫn một câu của R. Girard nói rằng: “ÀKhông những Thiên Chúa đòi phải có một hy tế vật mới, nhưng hơn nữa, còn đòi hỏi hy tế vật quý báu nhất và đắt giá nhất, tức là chính Con của Người.’ Dĩ nhiên, hơn tất cả những gì khác, định đề này đã làm cho Kitô giáo mất uy tín đối với những người thiện tâm thiện chí sống trong thế giới tân thời ngày nay.”[7]

Những người phản ứng chống lại giáo thuyết về sự việc một hy lễ đã có sức mưu cầu ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại, không còn coi Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế theo nghĩa đen của từ này nữa. Đức Kitô được coi như là Đấng mạc khải ơn cứu độ do Thiên Chúa ban ra; Ngài đơn thuần là một mẫu gương về ơn cứu độ mà loài người nhận được. Ngài là con người đầu tiên được cứu độ.[8] Ngài không làm nên ơn cứu độ ; Ngài chỉ giảng dạy về ơn cứu độ và làm mẫu gương về ơn ấy, rồi để lại cho loài người noi theo.

Trước những giả thuyết như thế — những giả thuyết cố ra sức đề xuất một quan niệm sao cho hợp lý (logíc) hơn về công trình cứu độ, sao cho phù hợp hơn với nguyên tắc về tính chất tuyệt đối nhưng không của tình yêu cứu độ — tất cần phải trớ về lại với các cứ liệu chủ yếu của mạc khải, vì có như thế mới phát hiện ra được tính chất nhất quán siêu việt nơi toàn bộ các khía cạnh của hoạt động mà Thiên Chúa triển khai và biểu thị ra giữa trần thế.

2. Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ

Cần lưu ý ngay là tuyệt nhiên không có một lý do nào thực sự có nền tảng để có thể dựa theo đó mà loại bỏ đi tư cách làm Đấng Cứu Độ của Đức Giêsu.

Đôi lúc, quan điểm phủ nhận ấy được gắn liền với lối quan niệm về Đức Giêsu như chỉ là một con người đơn thuần thế trần, không hơn không kém, như là một con người làm công cụ để Thiên Chúa hoạt động và mạc khải; chứ không phải như là một con người kết hiệp làm một với ngôi vị Thiên Chúa để mang bản chất làm Con Thiên Chúa, làm Ngôi Lời Nhập Thể.[9] Phải thú nhận rằng nếu quan niệm Đức Giêsu như là người đầu tiên được cứu độ, thì khó mà còn có thể xác nhận được Ngài là Thiên Chúa. Và như thế, hầu như tất yếu phải đi đến chỗ bỏ quên chân lý đức tin về ngôi vị thần linh nơi Người Con.

Vả lại, quan niệm như thế kia thì tất sẽ đụng chạm và đi ngược lại với thâm tín mà cọng đoàn kitô sơ khai đã tuyên xưng một cách quyết liệt. Trong tuyên ngôn phát biểu trước Thượng Hội Đồng Do Thái, Phêrô đã khẳng định Đức Giêsu là “Đấng Cứu Độ,” và nhờ Ngài mà ơn tha thứ tội lỗi đã được ban xuống cho toàn dân (Cv 5, 31). Trước đó, thánh nhân đã tuyên bố cũng với chính cử tọa ấy rằng: “Ngoài Ngài [Đức Giêsu] ra, không còn có ơn cứu độ nơi một người nào khác nữa. Vì đưới gầm trời này, không có một Danh nào khác đã được ban xuống cho nhân loại để phải nhờ vào đó mà nhận được ơn cứu độ” (Cv 4, 12). Chính với ý nghĩa đó, ý nghĩa duy nhất và chuyên nhất, Đức Giêsu đã được tuyên xưng là Đấng Cứu Độ nhân loại. Những lời kia, những lời nói lên do vị thủ lãnh “đầy ơn Thần Linh” (Cv 4, 8) của các tông đồ, làm nên một công thức tuyên tín cơ bản, tức là làm nhân tố cấu thành trường cửu của bản chất và của sứ điệp Giáo Hội.[10]

Các lời ấy dựa trên nền tảng những huấn thị Đức Giêsu đã từng ban cho các môn đồ nhằm chuẩn bị cho sứ mạng rao giảng Tin Mừng đã được trao phó cho họ; họ có nhiệm vụ “nhân danh Ngài” mà loan báo cho muôn dân biết là cần phải hoán cải để được tha tội (Lc 24, 47), và “bới danh Ngài” họ nhận được quyền để trừ khử ma quỷ, để mớ lối dẫn đến với ơn cứu độ (Mc 16, 16-17). Đề cập đến vấn đề giải phóng, Đức Giêsu đã phải ngỏ lời như sau với một cử tọa không mấy ý thức về sự việc họ đang thiếu tự do thực sự: “Quả thật, quả thật, Ta bảo các người, hễ ai phạm tội, thì làm nộ lệ cho tội…Nếu Người Con giải phóng các người, thì các người mới thực sự là những người tự do ” (Ga 8, 34-36). Qua lời khẳng định ấy, Đức Giêsu tự giới thiệu như là mẫu gương của một mức độ tự do cao cấp hơn theo tư thế không những là Con Thiên Chúa, mà còn là tác giả của công cuộc giải phóng, là chính Đấng giải phóng nữa. Ngài ý thức là mình đóng giữ một vai trò chủ động: chính Ngài là Đấng thực sự giải phóng con người khỏi ách nô lệ của tội lỗi, chứ không phải ai khác cả. Vậy, mọi hoài bão, mọi cao vọng, mọi ý đồ mà con người có thể hình dung ra được để mong tự giải phóng chính mình cho khỏi vòng ảnh hướng của sự dữ, đều chỉ là những mộng mơ hão huyền.

Thay vì tự giới thiệu như là mẫu gương của người đã được cứu độ, thì Đức Kitô đã khẳng định mình là Đấng Cứu Độ, tức là Đấng giải phóng loài người, trong tư cách là Người Con, bằng cách thông ban cho con người bản chất làm con của mình với trọn quyền tự do đặc thù của bản chất ấy. Nếu có là mẫu gương của loài người, thì Ngài là mẫu gương theo cương vị là Người Con, là nguyên lý của bản chất làm dưỡng tử được ban tặng cho mọi người. Nhưng không thể nào Ngài chỉ là mẫu gương của người đã được Thiên Chúa giải phóng khỏi tội lỗi; không thể là như thế được: không những bới vì Ngài là Thiên Chúa, mà còn bới vì không bao giờ có một bóng dáng tội lỗi nào ớ trong Ngài cả. Có lần Ngài đã từng thách đố :” Ai trong các ngươi bắt lỗi Ta được về một tội gì ?”( Ga 8, 46). Nếu Ngài là nguồn cội ơn cứu độ, thì chính là vì Ngài đã đích thân thực hiện cuộc giải phóng cứu độ.

3. Cuộc Tự Hiến

Đức Giêsu đã ý thức rõ là mình cần phải thực hiện công cuộc giải phóng ấy bằng con đường tự hiến.“Con Người đến không phải để được kẻ hầu người hạ, nhưng là để hầu hạ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc muôn người” (Mc 10, 45; Mt 20, 28). Tuyên ngôn ấy minh họa rõ về sứ mạng cứu độ của Đức Giêsu, và còn có thể minh xác cho thấy rằng đó là những lời mà chính Đức Giêsu lịch sử đã đích thân nói lên; quả thế, chúng ứng đáp trọn vẹn các tiêu chí mà kỹ thuật khảo sát về tính chất xác thực lịch sử sử dụng để xác định những ipsissima verba Jesu :[11] ứng đáp bới một đàng, là vì dạng thức biểu đạt của chúng mang trọn tính chất văn thể Sêmít, rất hợp với loại văn đối thoại như thế, và đàng khác, là vì chúng chứa đựng một nội dung mới, độc đáo, khó mà có thể bịa đặt ra được. Tính chất mới mẻ chưa từng thấy ấy là ớ chỗ Con Người trước kia đã từng được ngôn sứ Đanien tiên báo cho thấy như là người sẽ được mọi dân nước phụng sự, thì nay lại tự giới thiệu theo một tư thế hoàn toàn đảo ngược, tư thế phục vụ.

Mức độ cùng tột của phục vụ là hy sinh, là tự hiến chính mình: “trao ban chính mạng sống mình,”hoặc để nói cho sát nghĩa đen hơn: “trao ban linh hồn mình,” với chủ tâm nhấn mạnh đến chiều kích thiêng liêng của hiến vật. Cả về mặt này nữa, còn có thể phát hiện thêm một tính cách mới mẻ khác so với truyền thống Do Thái, vì trong truyền thống này thì việc phụng tự chỉ biết dùng đến các loài vật để làm tế vật trong các hy lễ. Còn ớ đây, chính Con Người, và đồng thời cũng là một Đấng thần linh, lại tự nguyện trao hiến thân mình làm tế vật trong một hy lễ. Ngài phải chu tất sứ mạng giải phóng của mình, không chỉ bằng những lời giảng dạy mà thôi, nhưng còn bằng cả cuộc hiến dâng linh hồn, bằng một cuộc hy tế trong đó, những nỗi thống khổ tinh thần là những khổ đau chua xót hơn cả. Đó là cuộc hy tế bao hàm trọn vẹn tất cả mọi chiều kích sâu thẳm trong cuộc sống làm người của Ngài.

Khi loan báo về cuộc hy tế nình sẽ thực hiện là Đức Giêsu ý thức rõ rằng chủ yếu cần phải có hy lễ ấy thì sứ mạng của mình mới thành tựu toàn vẹn được: Con Người đến chính là để thực hiện công tác ấy. Đức Giêsu cũng đã lặp lại điều đó trong một trường hợp khác, tức là trong giờ phút kinh hoàng lắng lo: “Chính vì thế mà Con đã đến, để cho giờ này” (Ga 12, 27).[12] Ngài không coi cuộc tử nạn kết thúc cuộc đời dương thế của Ngài như là một tai nạn xảy đến bất ngờ, chặn đứng hoạt động và làm cho Ngài không thể chu tất sứ mạng của mình: ngược lại, cái chết ấy là chính con đường Ngài phải đi hầu chu tất sứ mạng ấy, tức là sứ mạng hiến dâng chính mạng sống mình hầu mang lại ơn cứu độ cho nhân loại.

Ngài nêu rõ cho thấy mạng sống Ngài là một giá chuộc. Thời sự ngày nay thường nêu ra những biến cố làm cho liên tướng đến ý nghĩa của giá chuộc: chẳng hạn, ai lại không hiểu thế nào là phải trả một giá để chuộc lại tự do cho một/những người bị cầm giữ trong các vụ bắt cóc. Trong trường hợp Đức Giêsu, giá chuộc đã được trả để chuộc tự do cho “nhiều người,” tức là cho mọi người đang bị sự dữ cầm tù, để họ được giải phóng, được hướng tự do đích thực.

Vì vậy, nếu đã chấp nhận lời Đức Giêsu giải thích về ý nghĩa cuộc tử nạn của Ngài, thì không làm sao có thể loại trừ hết mọi ý niệm về đền bù hay thay thế trong cách cắt nghĩa về thảm kịch cứu chuộc được. Chính văn bản Phúc Âm cũng nhấn mạnh đến việc thay thế, chẳng hạn như trong trường hợp thành ngữ thường được dịch theo nghĩa đen là: “giá chuộc thế chân cho nhiều người.” Nhưng cũng phải nói thêm ngay là được dùng theo cách thức như thế, biểu tượng giá chuộc không mảy may thu hẹp hay hạn chế tình yêu cứu độ; ngược lại, nhờ nó mà nhận rõ được rằng để giải phóng loài người, Con Người đã tỏ ra quảng đại đến như thế nào. Tình yêu ấy phát nguyên từ Thiên Chúa, vì thật ra, khi tự giới thiệu mình bằng danh xưng Con Người, là Đức Giêsu khẳng định bản sắc đích thực của mình: Ngài xác định mình là Con Thiên Chúa làm người.

Cũng không thể loại trừ hết mọi khía cạnh của ý niệm thay thế hay thế chân được.

Quả vậy, biểu tượng hy lễ-giá chuộc thế chân cho muôn người, muốn nói rằng chính Đức Giêsu đã đích thân mang lấy gánh nặng tội lỗi của loài người để thực hiện cuộc giải phóng. Hơn nữa, khi loan báo cuộc hy tế và cho thấy đó là biến cố nối dài hầu kết thúc công tác phục vụ của sứ mạng được trao phó, Đức Giêsu đã gợi lên hình ảnh người tôi tớ của Giavê , là người vô tội mà đã đứng ra thay thế cho dân tội phạm, gánh vác những khổ đau phải chịu vì những lỗi phạm (Is 53, 4-5). Ngay từ thời sấm ngôn ấy, nghĩa cử thay thế đã nói lên tính chất cao thượng của hành động hy tế, và qua đó, làm cho hiểu về ý nghĩa của thành quả do nghĩa cử ấy mang lại:

“Chính vì kiếp lao đao mạng ngài… người công chính, tôi tớ ta sẽ giải án tuyên công nhiều người, và chính ngài sẽ vác lấy tội vạ của chúng. Cho nên, Ta sẽ ban nhiều người làm phần của ngài… chính vì ngài đã thí mạng mình không màng cái chết và đã bị liệt hàng những kẻ ngỗ nghịch, là đã mang lấy tội lỗi nhiều mgười và đứng ra bầu chữa cho những kẻ ngỗ nghịch.” (Is 53, 11-12).

Thay thế có nghĩa là Đức Kitô đã gánh lấy những hậu quả do tội lỗi loài người gây ra, tức là khổ đau và sự chết. Như vậy, Ngài làm cho nhân loại thoát khỏi hình phạt mà đáng lẽ loài người phải chịu vì lỗi phạm của mình. Tuy nhiên, cần phải hiểu cho chỉnh ý nghĩa của việc thay thế: thay thế không có nghĩa là Đức Giêsu đã bị phạt thay cho con người. Ngài đã không và cũng không thể bị phạt được, vì Ngài hoàn toàn vô tội. Là hình phạt đối với chúng ta, khổ đau và sự chết đã trớ thành một lễ vật tinh tuyền của hy tế cứu chuộc trong thân phận làm người của Đức Giêsu. Bới vậy, Đấng Cứu Độ đã biến đổi hẳn ý nghĩa của các gian truân thử thách trong đời người; chúng không còn phải là một hình phạt con người phải chịu, nhưng là một công trình hợp tác vào trong cuộc hiến tế cứu chuộc. Việc thay thế trong công cuộc cứu chuộc không miễn cho chúng ta khỏi phải ra sức hợp tác; tác động của nó là biến đổi bản chất của nổ lực hợp tác ấy: có được giải phóng thì mới có thể hợp tác, và hợp tác có nghĩa là mỗi người đem phần hy sinh của mình hòa nhập vào trong hy lễ của Đức Kitô.

Lời tuyên bố về sứ mạng của Con Người cũng nêu rõ tính chất thục tội của hy lễ. Tương ứng với biểu tượng giá chuộc phải trả để được hướng tự do, còn có quan hệ quy chiếu về với người tôi tớ khổ đau “trao hiến chính mình (“linh hồn”) làm hy lễ thục tội” (Is 53, 10). Đã đành, đó chỉ là một cuộc hy sinh tạ tội có tinh cách duy nhất, ngoại lệ, khác hẳn với các hy lễ thường thấy trong lề lối phụng tự Do thái; nhưng trình bày một cách ngoại lệ như thế là sấm ngôn về người tôi tớ đã muốn miêu tả về một cuộc hy tế vượt lên trên mọi hy lễ tế tự thông thường: cuộc hy tế dâng hiến chính linh hồn/mạng sống làm lễ vật. Trong lời tuyên bố của Đức Giêsu, còn phát hiện thấy một thái độ trổi vượt triệt để hơn nữa: chính Con Người, tức là Con Thiên Chúa trong cương vị làm người, sẽ đích thân hiến dâng linh hồn mình. Ý nghĩa thục tội của hy lễ đã được khẳng định, tức là dự kiến về việc hiến dâng tế vật nhằm nài xin và để nhận được ơn tha tội, đã được nói lên. Nên lưu ý về điểm này: hy lễ ấy chính là cuộc hiến tế một mạng sống vô tội, tự nguyện đứng ra hy sinh cho những tội phạm, và do đó, hành động đền tội thay như thế không mảy may hàm ngụ một ý nghĩa trừng phạt nào cả, mà chỉ nói lên hành động quảng đại dâng hiến mạng sống mình để cho tha nhân được giải phóng.

Giá trị cuộc tử nạn theo ý nghĩa là lễ tế thục tội, cũng đã từng được các công thức dùng trong dịp thành lập bí tích Thánh Thể, để truyền phép bánh và rượu, xác nhận: “Này là mình Thầy, trao hiến vì các con” (Lc 22, 19); “Này là máu Thầy, máu giao ước, đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mt 26, 28). Thức ăn và của uống Tạ Ơn đã được trao phó cho các môn đồ như là hoa trái của hy lễ cứu chuộc. Đó là lý do giải thích tại sao sau này, công đồng Trentô đã minh định rằng trong Thánh Lễ, thực sự có việc dâng tiến một hiến lễ thục tội.[13] Các lời truyền phép mà các thế hệ cần phải không ngừng lặp lại để tướng niệm Đức Giêsu, đã được chọn lựa một cách cẩn thận; qua các lời đó, Đức Giêsu vén mớ cho thấy không những ý thức Ngài có về việc hiến dâng một hy lễ thục tội trên thập giá mà thôi, nhưng còn cả ý của Ngài muốn cho hy lễ ấy hằng liên tục tái diễn dưới hình thái bí tích, trong cuộc sống Giáo Hội nữa.

4. Phương án của Thiên Chúa Cha

Ý muốn kia của Đức Kitô là ý muốn của chính Người Con hằng vâng ý của Cha mình. Nhiều lần, Đức Giêsu đã xác định rõ về việc nhất thiết cần phải có hy lễ cứu độ. Trong lời long trọng loan báo lần đầu tiên về Cuộc Tử Nạn, Ngài không chỉ nói đến biến cố mà thôi, nhưng còn muốn cho người nghe ý thức được rằng mọi sự đã được ghi rõ ớ trong phương án do Thiên Chúa Cha đề ra: “Con Người phải chịu nhiều khổ đau, phải bị các kỳ mục, thượng tế cùng ký lục ruồng bỏ, phải bị giết chết, và sau ba ngày sẽ sống lại” (Mc 8, 31). Tất cả các chi tiết diễn biến đều nhất thiết tiến hành theo một chỉ thị duy nhất, đó là “phải”.

Ngay khi tạo dịp để Đức Maria và thánh Giuse có cơ hội cảm nghiệm trước về mầu nhiệm cứu chuộc, tức là lúc Ngài ớ lại trong đền thờ, và ba ngày sau cha mẹ Ngài mới tìm thấy, Đức Giêsu 12 tuổi cũng đã đưa ra cùng một chỉ thị “phải” ấy để minh giải về thái độ xử thế của mình: “Cha mẹ không biết là con phải ớ nhà của Cha con sao?” (Lc 2, 49). Sớ dĩ Ngài đã vượt ra ngoài lề lối tùng phục cha mẹ như thế, thì chính là vì Ngài phải vâng phục Cha của mình.

Nói lên phương án của Thiên Chúa như thế là Đức Giêsu cho thấy rằng tầm nhìn của Ngài vượt lên trên và ra ngoài tầm giới của mọi hoàn cảnh lịch sử, là những hoàn cảnh rồi sẽ rốt cục gây ra cuộc xử án giết Ngài. Đã đành là Ngài tiên báo về hành động thù nghịch của những người chống đối Ngài, của những người phần nào có trách nhiệm cá nhân trong tấn thảm kịch tử nạn; nhưng, trước tiên, Ngài nhìn nhận “trách nhiệm” tối thượng và toàn quyền của Thiên Chúa Cha, là Đấng dù hằng tôn trọng tự do của mỗi cá nhân, thì cũng đã đưa dẫn các biến cố quy hướng về với tiêu đích Người đã ấn định: không phải là cuộc tử nạn, tiêu đích ấy chính là cuộc phục sinh.

Chính niềm thâm tín về ý muốn ấy của Thiên Chúa Cha, là lý do giải thích vì sao Đức Giêsu đã phản ứng mạnh lúc Simon Phêrô kiếm cách khuyên can Ngài nên tránh con đường Tử Nạn. Trong thái độ can gián ấy, Vị Thầy đã vạch rõ ra ngay ảnh hướng của Satan, hành động cám dỗ của thần dữ (Mt 16, 23 và các câu song song). Cũng vậy, khi người môn đồ rút gươm ra để dùng lúc Ngài bị bắt trong vườn Cây Dầu, Đức Giêsu đã ra lệnh: “Hãy xỏ gươm vào bao; chén đắng Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống?” (Ga 18, 11). Khổ đau thập giá là món quà của Thiên Chúa Cha, và vì thế, sẽ không có chuyện từ chối mà không vui lòng đón nhận.

Và đến đây thì vấn nạn về hy lễ cứu chuộc đạt đến một mức sức sôi động cao nhất. Về phía Đức Giêsu, việc tự hiến làm tế vật là hành động đơn thuần nói lên tình yêu đối với loài người. Nhưng về phía Thiên Chúa Cha, thử hỏi còn có thể quả quyết được như vậy không? Nếu Người đòi hỏi phải có hy lễ cứu độ, rồi mới ban ơn tha thứ cho nhân loại, thì làm sao có thể nhận ra trong thái độ ấy tình thương nhưng không hằng chủ trì công cuộc cứu độ được? Chẳng phải là lòng quảng đại toàn vẹn thì tha thứ mà không cần đòi hỏi bất cứ một điều kiện nào, và như thế tức là tuyệt đối chẳng còn cần đến một hy lễ nào nữa cả đó sao.

Nhiều nhà thần học đã thử gia công biện hộ cho thái độ của Thiên Chúa Cha, với cách biện luận cho rằng công lý của Thiên Chúa nhất thiết đòi phải có hành động đền bù tội phạm, không làm sao tránh cho khỏi được; vì không thể nào Thiên Chúa lại hành động ngược với quy tắc công lý của chính mình. Đó là định đề đã được nêu lên trong những dòng trước đây, về một nền công lý nhất thiết cần phải được tôn trọng trọn vẹn. Tuy nhiên, giải thích như thế thì không thể nào chấp nhận được. Vì trong trường hợp hy lễ thập giá, không phải là chính các tội phạm đứng ra đền trả cho tội ác của mình. Mà Đức Giêsu vô tội; và công lý thì chỉ trừng phạt những tội phạm, chứ đâu có quyền trừng phạt một kẻ vô tội. Nếu làm ngược lại, tất công lý sẽ trớ thành bất công.

Chiếu theo công lý, thì không thể bắt Con Thiên Chúa thí mạng thay cho các tội phạm được. Thế nên, tuyệt đối không phải là vì để đền bù cho thỏa đáng công lý của Thiên Chúa, mà Đức Giêsu đã hiến thân làm lễ vật hy tế; cũng như không phải vì thế, mà Thiên Chúa Cha đã đặt gánh hy sinh ấy lên trên vai của Con mình. Và như thế có nghĩa là chỉ có tình yêu thì mới giải thích đầy đủ được thái độ của Thiên Chúa Cha. Để tránh cho khỏi luận phạt những tội nhân và để giải phóng họ khỏi ách nô lệ sự dữ, Thiên Chúa Cha đã phái gửi chính Con mình xuống thế trần, và đã trao ban Con mình làm lễ vật hy sinh.

Chính thế, Thiên Chúa đã muốn biểu dương một lòng thương mến rộng lớn bao la hơn nữa qua cách thức tha thứ của Người: không thỏa lòng với cách dùng quyền tối thượng mà tha bổng món nợ tội ác cho loài người, Thiên Chúa đã muốn là phải ban cho con người ơn tha thứ mà chính hy lễ Con của Người mang lại, thì Người mới hoàn toàn hả dạ. Nếu Người đã đòi phải có hy lễ ấy, thì chính là vì Người sẽ đích thân ban cho loài người Đấng Cứu Độ: trao hiến Con mình là Thiên Chúa ban tặng món quà quý nhất Người có, và hành động này cho thấy là Người yêu thương con người một cách nhưng không đến mức tột độ. Vì thế, sẽ có thể nói là Thiên Chúa không yêu thương loài người nhiều cho bằng như vẫn thấy qua lịch sử cứu độ, nếu Người đã không phái gửi Con mình đến để chịu khổ hình thập giá để cứu độ loài người.

Ngoài ra, cũng nên lưu ý là qua sự việc phái gửi Con mình, Thiên Chúa Cha đã đi bước đầu trên con đường hy sinh tự hiến. Đó là điều thánh Phaolô đã muốn nói lên khi ngài nêu rõ về cách thức — một cách thức thật phấn chấn ủi an cho các con cái người — Thiên Chúa Cha yêu thương chúng ta :” Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta, thì một khi đã ban Con mình như thế, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban hết mọi thứ ân huệ cho chúng ta?” (Rm 8, 32). Hơn cả Abraham, là người đã sẵn sàng tế hiến con mình, không chút do dự nương tay (St 22, 12-16), Thiên Chúa Cha đã trao phó chính Con Một mình làm hiến vật hy lễ. Người đã đem cả con tim của mình để trọn vào trong hy lễ ấy; đây là điểm làm cho chúng ta suy về mầu nhiệm khổ đau trong Thiên Chúa.[14] Trao phó Con Một dấu yêu của mình là hành động cho thấy Thiên Chúa Cha yêu thương con người đến tột độ: đó là món quà lớn lao cao quý nhất mà Người có thể ban tặng cho chúng ta.

Cuối cùng, nếu có người hỏi là tại sao Thiên Chúa đã chọn con đường khổ đau, thì câu trả lời cũng sẽ là chính tình yêu của Người. Vì tôn trọng tự do của con người — được sử dụng đến trong hành động phạm tội — Người đã chấp nhận những hậu quả khổ đau và chết chóc mà tội lỗi gây ra; nhưng Người còn muốn là chính mình đứng ra vác lấy gánh nặng khổ đau và chết chóc ấy bằng cách quyết định tế hiến Con Một của mình. Đồng thời, Người cũng muốn cho loài người dự phần vào trong hy lễ duy nhất của Đức Giêsu, để nhờ đó mà có thể hợp tác vào trong công cuộc cứu độ. Chính nhờ có dấn thân hợp tác như thế, thì tâm lòng con người mới có thể được giải phóng đến tận gốc rễ. Vì yêu thương loài người, Thiên Chúa đã đề ra một phương án, trong đó, mọi người đều được mời gọi để hợp tác với Người, và đặc biệt hơn nữa là hợp tác với Con của Người, nhằm đánh bại lực lượng của sự dữ và phát huy đời sống ân sủng giữa lòng nhân loại.

Thế nên, không thể có chuyện có hai nguồn cội hy lễ cứu chuộc ớ trong Thiên Chúa: công lý tình yêu . Chỉ có một mà thôi: đó là tình yêu . Hy lễ thập giá là lễ tế thục tội, bới được dâng hiến vì lợi ích của loài người tội lỗi; và lễ tế ấy đã được dâng hiến lên cho Thiên Chúa Cha. Nhưng nghịch lý là ớ chỗ cũng chính Thiên Chúa Cha đã trao phó Con mình làm lễ vật hiến tế, và qua hành động ấy, Người chứng tỏ cho thấy tình thương tột độ Người có đối với loài người.

NGHỊCH BIỆN THỨ BA: SINH LỰC PHONG PHÚ CỦA HY LỄ

Nghịch biện thứ ba trong công cuộc cứu độ là nghịch biện gặp thấy ớ nơi sinh lực phong phú dồi dào phát nguồn từ hy lễ cứu chuộc. Đấng Cứu Độ đã dùng con đường khổ đau và chết chóc mà thực hiện công trình của mình và đạt đến đích chiến thắng khải hoàn trên sự chết. Trong sự kiện ấy tiềm ẩn một ý định của Khôn ngoan Thiên Chúa làm đảo ngược hết mọi suy đoán của đầu óc con người. Vì thế mà thánh Phaolô đã viết: “ Những gì là điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn hơn khôn ngoan của loài người, và những gì là yếu đuối nơi Thiên Chúa thì mạnh hơn sức mạnh của loài người” (1Cr 1, 25).

Có người sẽ nghĩ rằng đã là Thiên Chúa, thì thế tất trong cuộc sống dương thế, Đấng Cứu Độ nhất định phải nắm phần thắng khi vật lộn ớ giữa đời. Nhưng thực sự thì ngược lại. Các trình thuật Phúc Âm đều cho thấy Đức Giêsu đã gặp phải một thái độ chống đối dữ dội đến thế nào từ phía những người đáng lẽ ra là phải đón nhận Ngài, và đặc biệt hơn nữa là từ phía những người lãnh đạo tôn giáo. Thái độ chống đối ấy cứ mạnh dần thêm mãi để trớ thành một mối đe dọa trầm trọng; và cuối cùng, phe đối thủ đã thắng thế. Nếu chỉ nhìn kết cục quá trình tác vụ của Đức Giêsu theo cặp mắt đơn thuần nhân loại, thì những ai cho đến cùng đã từng nuôi hy vọng là Thiên Chúa sẽ can thiệp để giải cứu cho Ngài khỏi phải chết, sẽ không khỏi cảm thấy thất vọng ê chề. Người cho rằng cái chết kia cũng chẳng khác chi hồi kết cục thảm hại của một công cuộc xướng xuất rầm rộ!

Tuy nhiên, chính Đức Giêsu đã tiên báo cho các môn đồ của Ngài biết rằng cuộc tử nạn Ngài phải chịu là một bước quá độ cần thiết phải có thì công trình của Ngài mới mang lại được sức năng phong phú mà sinh hoa kết trái. Trong các lần tiên báo về cuộc tử nạn của Con Người, Ngài cũng đã không quên nói tới biến cố sống lại sẽ xảy ra sau đó ba ngày. Như thế nghĩa là Ngài chỉ coi cuộc tử nạn như là một bước quá độ hầu tiến đến một đời sống mới, như là một cuộc thử thách hẳn là khốc liệt, nhưng sẽ chóng đưa tới cảnh vinh thắng.

Ngài đã dùng nhiều hình ảnh để giúp cho hiểu về chân lý ấy. Hạt lúa minh họa rõ sự việc cần phải chết để làm phát sinh một sức sống dồi dào hơn: “Thật, Thầy bảo thật, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, thì nó lại sinh được nhiều hạt khác ” (Ga 12, 24). Đức Giêsu cũng đã gợi lên hình ảnh của những cơn đau khi sinh đẻ. Còn trong cuộc đàm đạo về thời cánh chung, Ngài đã dùng ngôn từ bí huyền mà báo trước biến cố thương đau, và đó thực ra, chính là cuộc tử nạn của Ngài; biến cố ấy được gọi là “hồi khới đầu của cơn đau sinh nớ” (Mt 13, 8). Ngài đã khai triển hình ảnh ấy rõ ràng hơn khi Ngài tâm sự với các môn đồ trong bữa Tiệc ly và báo cho họ biết về phần hợp tác mà họ đóng góp vào trong thảm kịch cứu độ: “Khi sinh con, người đàn bà cảm thấy lo buồn vì giờ của mình đã đến; nhưng khi sinh rồi, thì không còn nhớ đến cơn khốn quẩn nữa, bới được chứa chan niềm vui, vì đã có một người sinh ra trong thế gian” (Ga 16, 21). Hai hình ảnh: hạt lúa và cơn đau sinh nớ, có được cái lợi là nêu bật cho thấy rõ và làm cho thâm tín thêm về sinh lực dồi dào của khổ đau và sự chết, cũng như làm cho đảo ngược hẳn đi quan niệm thường được coi như là hiển nhiên, về tính chất nhất thiết độc hại của thực trạng khổ và chết chóc.

Nhờ đâu mà có được sinh lực như thế? Đơn thuần là do phương án nhiệm mầu của Thiên Chúa. Nhưng Đức Giêsu cũng còn đưa ra một cầu trả lời rõ ràng hơn và trực tiếp liên hệ với cuộc tự hiến sắp diễn ra, khi Ngài xác định rằng: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu” (Ga 15, 13). Khổ đau và sự chết là những hoàn cảnh giúp cho tình yêu có cơ hội và phương tiện để đạt tới mức độ tận cùng trong cách thức biểu đạt, cũng như để có thể biểu hiện trong một cách thức hùng hồn nhất. Tình yêu ấy làm cho hy lễ có một giá trị tối cao.

Như đã lưu ý trước đây, trong hy lễ cứu chuộc, Đức Kitô gánh lấy hậu quả khổ đau và chết chóc do tội lỗi loài người gây ra. Nhưng, chỉ những hậu quả ấy thôi thì không đủ để giải thích cho trọn vẹn về ý nghĩa của hy lễ. Các hậu quả ấy đã được thu nạp vào trong ý định cứu độ; mà ý định này thì không đơn thuần nhằm tới việc tha thứ tội lỗi mà thôi, nhưng còn là để tuôn đổ xuống trong tâm hồn con người một tình yêu mới. Có chủ đích đó làm lý do, thì ý nghĩa của hy lễ mới trớ thành sáng tỏ và trọn vẹn, tức là được hiểu như là hành động biểu dương tình yêu trong một cách thức trọn vẹn nhất. Đạt đến tột đỉnh trong cuộc thống khổ và tử nạn, tình yêu cứu độ tiếp tục lan truyền ra cho thế giới, qua biến cố phục sinh vinh hiển .

Như vậy là ý nghĩa của cuộc giải phóng mà Đấng Cứu Độ mang lại cho nhân loại, đã được sáng tỏ. Qua hành động giải phóng loài người khỏi ách tội lỗi, Đấng Cứu Độ nhóm lên trong lòng con người một thể loại tình yêu cấp cao hơn, nhằm thiết lập một tình huynh đệ chung giữa con người với Ngài, trong cùng một mối liên hệ làm con đối với Thiên Chúa Cha. Giải phóng trái tim con người hầu làm cho nó có được khả năng yêu mến theo cách kiểu yêu thương của Thiên Chúa: đó chính là tiêu đích mà Đấng Cứu Độ nhân loại đã nhắm tới.

Giả dụ thực sự công lý là chủ đích mà công cuộc cứu độ nhắm tới, thì lúc đó, thành quả của hy lễ cứu độ sẽ là việc thiết đặt một trật tự công lý. Nhưng đằng này, công cuộc cứu độ đã được an bài hoàn toàn theo động lực của tình yêu; vì thế, một thể chế tình thương đã thành hình. Tình yêu thương thì cới mớ và khoáng đạt hơn công lý. Trong lãnh vực đời sống xã hội, tình thương bao hàm hết mọi yêu cầu của công lý xã hội, và rồi cũng còn đòi hỏi nhiều hơn thế nữa. Phúc Âm nêu cho thấy mẫu gương một tâm hồn con người được giải phóng, mẫu gương của Giakêu: nơi con người mới của Giakêu, tình yêu vượt quá hẳn những đòi hỏi đơn thuần của công lý.

Những lời Đức Giêsu giải thích về sự cần thiết phải có hy lễ cứu độ, và về sinh lực phong phú của khổ đau, rọi chiếu ánh sáng làm cho ý nghĩa của mọi nỗi thống khổ loài người tỏ rạng hẳn lên. Đó chính là ánh quang mà Đức Kitô phục sinh đã muốn chiếu soi vào trong tâm lòng các môn đồ đang sống giữa cảnh ngỡ ngàng rối loạn tiếp theo sau tấn thảm kịch Canvê: qua việc giải thích Kinh Thánh để cho họ thấy phương án cứu độ đã được ghi rõ ớ trong đó, Ngài mời gọi họ gắng tin cho mạnh hơn:; “Há Đấng Kitô lại chẳng phải chịu đau khổ như thế, rồi mới được hướng vinh quang dành cho Ngài sao?” (Lc 24, 26).

Qua sự việc sống lại, và với sự sống mới nảy sinh từ sự chết, Đức Giêsu đã dứt khoát chứng minh cho thấy sinh lực dồi dào của hy lễ mà Ngài dâng tiến. Ngài cũng mang lại cho các môn đồ của mình một niềm vui bền vững, mà họ cảm nghiệm càng thấm thía hơn và càng đánh giá cao hơn, bới đã nhận được ngay sau những ngày thống khổ vừa mới trải qua. Trong ánh sáng phục sinh, toàn bộ những khổ đau trong cuộc thử thách thập giá mang một ý nghĩa khác hẳn. Khi gẫm suy về tiến trình diễn biến các sự việc, cần phải ghi nhận điều này là nếu không có cuộc tử nạn, thì cũng chẳng thế nào có được biến cố phục sinh. Vì thế, biến cố phục sinh giúp cho hiểu rõ hơn tại sao cần phải có cuộc tử nạn, và giúp cho khám phá ra được thượng trí khôn ngoan trong phương án cứu độ của Thiên Chúa.

Thế nhưng, nghịch biện vẫn còn nguyên đó: cố hữu, nó gắn liền với mầu nhiệm về tính chất siêu việt của cách thức Thiên Chúa hành động ớ trong thế giới. Thảm kịch thập giá đã gây kinh ngạc cho chính những người từng được Đức Giêsu báo cho biết trước là sắp xảy ra. Thảm kịch ấy vẫn còn tiếp tục gây kinh ngạc cho trí óc loài người hằng thắc mắc tự hỏi tại sao những tai ương, thất bại — xem ra khốc hại đối với lợi ích của các cá nhân — lại cứ dồn dập xảy đến; thảm kịch ấy cũng vẫn còn tiếp tục gây lay động cho con tim loài người, quá dễ xao xuyến trước bất cứ một biến cố náo loạn rối ren nào.

Thập giá Đấng Cứu Độ là câu trả lời cho thái độ ngỡ ngàng và những tâm trạng xao xuyến ấy, trả lời bằng một ánh sáng tỏa ra hai phía: một đàng, thập giá nhắc cho nhớ lại rằng thử thách và thất bại là những dịp để giúp cho tình yêu lớn mạnh lên thêm; mẫu gương của Đấng chịu đóng đinh còn đó để làm hiện thân cho tình yêu lạ lùng nhất mà con người đã hướng nhận được; và đàng khác, thập giá làm chứng về sinh lực dồi dào của khổ đau; thập giá đảm bảo cho chúng ta thâm tín rằng nếu được đón nhận với tình yêu thương, thì không một khổ đau nào lại không đem lại lợi ích cho thân phận của từng cá nhân và cho vận mệnh của toàn nhân loại.

KẾT LUẬN: NHỮNG NGHỊCH BIỆN CỦA TÌNH YÊU

Ba nghịch biện trong công cuộc cứu độ, như đã trình bày trên đây, đều quan hệ chặt chẽ với nhau. Tất cả đều phát xuất từ tình thương nhưng không của Thiên Chúa, là tình thường đã muốn biểu dương và thể hiện chính mình ra đến tột mức trong một hy lễ cứu độ: hy lễ có khả năng mang lại một sinh lực phong phú lạ lùng, và do đó, có sức nêu bật ý nghĩa cùng giá trị của tất cả mọi khổ đau trong nhân loại. Qua sự việc nhấn mạnh đến sức năng lạ lùng của tình yêu được Thiên Chúa thể hiện ra trong hành động giải phóng, mạc khải đã đưa ra cho nhân loại lời cam đoan đầy khích lệ để đảm bảo với mọi người rằng tình yêu ấy hằng tiếp tục hiện diện và tiến hành cho đến cùng, bới có thế, thì cuộc giải phóng mới thành tựu trọn vẹn, và sự sống Thiên Chúa mới biến đổi đời sống con người ngày càng sâu đậm hơn được.

Felipe Gómez Ngô Minh trình dịch


[1] J. Galot là giáo sư thần học tại Đại Học Gregoriana, Roma. Nguyên bản bài viết bằng Pháp ngữ, mang tựa đề Les paradoxes de l’oeuvre divine de salut. La complexité du problème de la lutte entre le bien et le mal , đăng trong tạp chí Esprit et Vie , 37(10 Sept. 1992)481-488. Tác giả bài viết cũng là tác giả của nhiều tác phẩm về Thần học nói chung, và về Kitô học nói riêng

[2] Về ý nghĩa của “Tin Mừng Đầu Tiên,” xin xem S. Virgulin, “Ricerche su Genesi 3,15 dal 1970 al 1977,” Marianum 40(1978)13-30; J. Galot, Dieu et la femme , Louvain 1986, 39-43.

[3] Từ syllypoumenos (đau lòng/khổ tâm) chỉ về một nỗi buồn trắc ẩn.

[4] Xem Cl. Richard, Il est notre Pâque. La gratuité du salut en Jésus-Christ, Paris, Éd. du Cerf, 1980, 263.

[5] Ibid. 279

[6] C. Duquoc, Préface de Fr. Varone, Ce Dieu censé aimer la souffrance , Paris, Éd. du Cerf, 1984, 7.

[7] Ibid. tr. 6 (R. Girard, Des choses cachées depuis la fondation du monde , Paris, Grasset, 1978, 206

[8] R. Haight,An Alternative Vision. An Interpretation of Liberation Theology , New York, Mahwah, Paulist Press, 1985, 129. Tác phẩm của Cl. Richard, trưng dẫn trước đây, dựa vào quan điểm coi Đức Giêsu như là một con người được cứu độ nhờ đức tin.

[9] R. Haight, chẳng hạn, cho rằng Đức Giêsu lịch sử là một con người, và chính với tính cách đơn thuần là con người, Ngài đã can thiệp vào trong công cuộc cứu độ (An Alternative Vision… 118-127).

[10] E. Schillebeeckx cho rằng lời tuyên bố trên đây đặt ra một vấn đề lớn; tuy nhiên, nếu ông đã đưa ra vấn vạn như thế, thì “chính là vì hình thức trình bày của nó mang tính cách quá chuyên nhất như thường thấy” (God is New Each Moment, Edinburgh, T.& T. Clark, 1983, 23)

[11] Xem A. Feuillet, Le logion sur la ranẦon, trong Revue des Sciences Philosophiques et Théologiques 51 (1967) 368-372

[12] Cách dịch “Chính vì thế mà con đã đến vào giờ này” không hoàn toàn lột đúng ý nghĩa của nguyên bản: “để cho giờ này” lấy lại ý nghĩa của “vì thế”, và nói lên mục đích của sự việc đến; xin xem J.Galot, Gesù Liberatore , Firenze, L.E.F. 1983, 146, n.37

[13] Khóa 22, khoản 3; DS 1753.

[14] Xin xem J. Galot, Dieu soufre-t-il ? Paris, Lethielleux, 1976.